Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Nghe chuyện xứ Mường ... CHỌN VỢ

Nghe chuyện xứ Mường ...
CHỌN VỢ
“Đừng tham nón rẻ mà đội trời mưa.
Đừng tham người đẹp mà thưa việc làm”
Theo tập tục truyền thống, trong gia đình người Mường, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tương đối bình đẳng. Con cái phải có hiếu với cha mẹ, phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng và vâng lời cha mẹ. Cha mẹ phải chăm lo nuôi nấng, giáo dục con cái, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, các nghề thủ công, các công việc trong gia đình. Cha mẹ uốn nắn con cái về lời ăn tiếng nói, cách ửng xử trong gia đình và với cộng đồng...
Về hôn nhân, người Mường phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, từ yêu đương tìm hiểu đến các lễ tục trong việc cưới xin. Ngày xưa, việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ xếp đặt, con cái không có quyền lựa chọn, nhất là con gái. Hiện nay, trai gái được tự do tìm hiểu bạn đời, hôn nhân hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện.
Theo quan niệm của người Mường, khi chọn vợ là chọn những cô gái chịu khó, chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ nhàng, biết làm các công việc đồng áng, biết thêu thùa dệt vải, thành thạo các công việc nội trợ và lễ phép với bố mẹ, anh chị, họ hàng, làng xóm. Sắc đẹp chỉ là một trong những tiêu chuẩn, người Mường quan niệm người vợ lý tưởng là phải nết na, chăm làm, nên người Mường có câu: “Đừng tham nón rẻ mà đội trời mưa/ Đừng tham người đẹp mà thưa việc làm”. Nhưng tiêu chí canh cửi, may vá rất được xem trọng và phải rèn luyện từ lúc còn nhỏ.
Trong văn hóa truyền thống của gia đình người Mường xưa kia, một cuộc hôn nhân thường trải qua nhiều giai đoạn, với nhiều nghi lễ phức tạp, tiêu tốn nhiều tiền của. Việc định giá cô dâu hoàn toàn do nhà gái quyết định, nhà trai phải chấp nhận. Thành ngữ Mường có câu “Lấy được cô dâu hết ba trâu chín lợn”, hoặc “Lễ án du khu mặt nạ” có nghĩa là lấy được cô dâu, bên nhà chồng phải rất vất vả, lo toan...
Theo tập quán người Mường, những người góa vợ hoặc goá chồng phải chịu tang đúng ba năm, ba tháng, mười ngày mới được đi bước nữa. Tập quán này nay vẫn được tôn trọng.
(Trích đoạn "Văn hóa gia đình người Mường" đăng trên Tạp chí Làng Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét