NÉT ĐẸP MƯỜNG VANG
...
Văn hóa Mường Vang nằm trong chính đời sống thường nhật và dòng chảy lịch sử của người Mường.
Với độ cao 1.071m so với mực nước biển, đỉnh núi Cốt Ca ở xóm Đồi Thung, xã Quý Hoà được xem là nóc nhà của huyện Lạc Sơn. Trải qua thời gian, nơi đây vẫn còn vẹn nguyên nét hoang sơ và huyền bí. Cảnh vật lung linh, huyền ảo của Đồi Thung khi thì thăm thẳm Dốc Gió, Đèo Mây, lúc thì tráng lệ, hùng vĩ mây vờn đỉnh Cốt Ca, tinh khiết suối Lạnh.
Giữa thiên nhiên hùng vỹ và nguyên sơ nhưng cũng thật gần gũi ấy, cuộc sống của bản Mường giữa mây ngàn đỉnh Thung vẫn giữ được nét dung dị nguyên sơ. Có lẽ khi về Đồi Thung, cái ấn tượng đầu tiên đó chính là những ngôi nhà sàn của người Mường thấp thoáng bên sườn núi, dưới những tán cây rừng xanh mướt. Vẫn gần như vẹn nguyên nếp sống thủa nảo thủa nào, mỗi nhà một chòm hoặc dăm ba nhà ở chung trên một mỏm đồi.
Nhưng cuốn theo dòng đô thị hóa, nhiều làng bản của người Mường cũng đã có phần bị mai một. Những nếp nhà sàn mất dần; trang phục của phụ nữ Mường với váy đen, áo cóm cũng dần vắng bóng.
Dẫu vậy, nét hoang sơ và huyền bí vẫn còn tồn tại ngay trong cuộc sống của người Mường nơi vùng Đồi Thung. Đến với bản Mường mờ ảo trong sương sớm, sẽ bắt gặp những dáng mẹ, dáng bà cần mẫn dịu dàng, uyển chuyển với váy đen, áo cóm; được nghe người già trong Mường hát Thường đang bọ mẹng; được ăn cơm đồ, lợn thui, ở nhà gác. Phong tục đặc trưng của người Mường là: cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui…
Trích theo "Nét Đẹp Mường Vang" của Hồng Dung - Duy Tuyên đăng trênhttp://dantri.com.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét