Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

LỊCH PHÁP CỦA NGƯỜI MƯỜNG

...
Trước hết phải khẳng định người Mường có một bộ lịch pháp riêng biệt với các tộc người khác và hệ thống lịch phổ thông. Tuy nhiên, dư một thế kỷ nghiên cứu về người Mường, với hàng ngàn cuốn sách, bài nghiên cứu… nhưng hầu như chưa mấy ai quan tâm sâu đến vấn đề lịch pháp của họ, nhất là người Mường ở Thanh Hóa... ...
Người Mường quan niệm sao tua rua (người Mường gọi là sao roi - khao roi) là ngày sao đánh (ngày sao xấu), đây là những ngày xấu nhất trong một năm. Riêng tháng 3 có hai ngày (mùng 4 và 28), tháng 4 (26), tháng 5 (24)... Cách tính theo quy luật lùi dần, một tháng cách lùi hai ngày, còn các tháng được tính tiến theo thứ tự từ tháng 1 đến tháng 12. Đó là cách tính lịch ngày lui, tháng tới của người Mường, vì văn hóa Mường được tổng kết "cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới".
...
Ngoài việc kiêng kỵ ngày sao xấu, ngày chôn cất bố mẹ, người Mường còn quan niệm những ngày tốt, ngày xấu trong một tháng, tháng tốt, tháng xấu trong một năm để lựa chọn làm những công việc cho phù hợp. Quan niệm của người Mường về các tháng trong năm như sau:
Tháng giêng, gọi là tháng Phá ngàng: Phá nghĩa là phá hoại, ngàng là cản trở.
Tháng 2 + 3, gọi là tháng Cân trong: Cân nghĩa là công bằng, trong nghĩa là ở trong phạm vi gia đình.
Tháng 4, gọi là tháng Xướm trong: Xướm có nghĩa là bén, dính, trong nghĩa là ở trong phạm vi gia đình.
Tháng 5 + 6, gọi là tháng Kim trong: Kim có nghĩa là nhỏ, kém, trong có nghĩa là ở trong pham vi gia đình.
Tháng 7, gọi là tháng Phá rỏ: Phá có nghĩa là phá hoại, rỏ nghĩa là rơi rụng, mất mát.
Tháng 8 + 9, gọi là tháng Kim xa: Kim nghĩa là nhỏ, kém, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.
Tháng 10, gọi là tháng Xướm xa: Xướm có nghĩa là bén, dính, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.
Tháng một, tháng chạp, gọi là tháng Cân xa: Cân nghĩa là công bằng, xa nghĩa là bên ngoài phạm vi gia đình.
Từ quan niệm trên, người Mường thường xắp xếp những công việc phù hợp với từng tháng. Có một vấn đề được đặt ra đó là tại sao tháng 2 và 3, tháng 5 và 6, tháng 8 và 9, tháng một và chạp không tách riêng ra từng tháng mà gộp hai tháng làm một ? Phải chăng, lịch Mường không những chỉ để tính ngày mà còn để tính mùa vụ, bởi vì môi trường tự nhiên cũng như điều kiện khí hậu quy định thời tiết ở những khu vực cư trú của vùng Mường nói riêng có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông khá rõ rệt (nằm trong vùng khí hậu miền Bắc nước ta). Tháng Cân trong (2 + 3) là mùa xuân, tháng Kim trong (5 + 6) là mùa hạ, tháng Cân xa (8 + 9) là mùa thu, và tháng Kim xa (một + chạp) là mùa đông, đây cũng là những tháng sản xuất chính của mùa vụ. Tất cả những tháng đứng độc lập còn lại như tháng giêng, 4, 7, 10 được xem là những tháng giao - chuyển mùa, thường nhàn rỗi, nghỉ ngơi làm những công việc khác ít liên quan đến mùa vụ.
...
(Trích đoạn trong "LỊCH PHÁP CỦA NGƯỜI MƯỜNG" của Mai Văn Tùng đăng trên http://vhnt.org.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét