Bính boong, bình bính boong…thánh thót chiêng Mường!
DÀN CHIÊNG MƯỜNG
Muốn thưởng thức trọn vẹn cái đẹp kín đáo của cồng chiêng Mường, bạn phải đứng xa xa lắng nghe, tận hưởng từng âm một ngay trong bối cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng, của nhà sàn, của dòng suối, ruộng nương thì mới cảm nhận được hết cái hay của âm điệu chiêng Mường.
...
Dàn cồng chiêng đủ bộ của người Mường có 12 chiếc, to nhỏ khác nhau. Con số 12 là biểu tượng cho 12 tháng của 1 năm, tính theo vòng quay của mặt trăng. Người Mường không đặt tên từng chiếc chiêng như các dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà đặt tên theo từng chức năng họat động của chúng trong bản nhạc. Ví dụ chiêng Dàm âm trầm, dùng để đánh các chồng hòa âm ở cuối câu nhạc. Chiêng Đom là tiếng thanh hơn, dùng để đánh giai điệu chính của các bài bản. Chiêng Bòng Beng âm thanh cao, dùng để đánh thêm vào giai điệu cho âm nhạc phong phú về tiết tấu và cao độ.
...
“Cái âm nhạc của chiêng Mường có đặc trưng riêng biệt, giai điệu mềm mại, thong dong, chậm rãi và rất thanh bình. Trong không gian rất tự nhiên ở các bản mường xa xôi, những thung lũng cư trú của người Mường thì tiếng chiêng thật tuyệt vời. Bởi vì nó có ngữ cảnh, có không gian của nó và cái giai điệu của nó rất êm ái, nhẹ nhàng, không có gì vội vã cả. Tuy vậy, tiết tấu của chiêng Mường cũng rất đa dạng và phong phú Thực tế trong những làn điệu ấy cũng có tên thí dụ Đùm 1, Đùm 2, vv.. nó phù hợp với công việc nào đó. Thí dụ chiêng Đi đường, chiêng Đi săn, rồi chiêng Mừng đám cưới, chiêng Mừng cơm mới. Đã có tên thì nó phải diễn tả cái mục đích riêng của bài chiêng ấy”.
...
Người Mường gõ chiêng thong thả, chậm rãi. Chiêng được xách trên tay, mỗi người phụ trách 1 chiếc. Điều này tạo nên tính tập thể và tính tự do ngẫu hứng. Cồng chiêng xắc bùa của người Mường mang tính tập thể rất cao, vì mỗi người đánh 1 chiếc, ghép lại thành bài phải bảo đảm giai điệu, tiết tấu, hòa âm… Vì thế, hòa chiêng Mường phải rất tập trung tâm trí để phối hợp với nhau cho đồng bộ. Chỉ cần 1 người đánh chệch sẽ làm hỏng cả bài diễn tấu.
...
Dàn cồng chiêng đủ bộ của người Mường có 12 chiếc, to nhỏ khác nhau. Con số 12 là biểu tượng cho 12 tháng của 1 năm, tính theo vòng quay của mặt trăng. Người Mường không đặt tên từng chiếc chiêng như các dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà đặt tên theo từng chức năng họat động của chúng trong bản nhạc. Ví dụ chiêng Dàm âm trầm, dùng để đánh các chồng hòa âm ở cuối câu nhạc. Chiêng Đom là tiếng thanh hơn, dùng để đánh giai điệu chính của các bài bản. Chiêng Bòng Beng âm thanh cao, dùng để đánh thêm vào giai điệu cho âm nhạc phong phú về tiết tấu và cao độ.
...
“Cái âm nhạc của chiêng Mường có đặc trưng riêng biệt, giai điệu mềm mại, thong dong, chậm rãi và rất thanh bình. Trong không gian rất tự nhiên ở các bản mường xa xôi, những thung lũng cư trú của người Mường thì tiếng chiêng thật tuyệt vời. Bởi vì nó có ngữ cảnh, có không gian của nó và cái giai điệu của nó rất êm ái, nhẹ nhàng, không có gì vội vã cả. Tuy vậy, tiết tấu của chiêng Mường cũng rất đa dạng và phong phú Thực tế trong những làn điệu ấy cũng có tên thí dụ Đùm 1, Đùm 2, vv.. nó phù hợp với công việc nào đó. Thí dụ chiêng Đi đường, chiêng Đi săn, rồi chiêng Mừng đám cưới, chiêng Mừng cơm mới. Đã có tên thì nó phải diễn tả cái mục đích riêng của bài chiêng ấy”.
...
Người Mường gõ chiêng thong thả, chậm rãi. Chiêng được xách trên tay, mỗi người phụ trách 1 chiếc. Điều này tạo nên tính tập thể và tính tự do ngẫu hứng. Cồng chiêng xắc bùa của người Mường mang tính tập thể rất cao, vì mỗi người đánh 1 chiếc, ghép lại thành bài phải bảo đảm giai điệu, tiết tấu, hòa âm… Vì thế, hòa chiêng Mường phải rất tập trung tâm trí để phối hợp với nhau cho đồng bộ. Chỉ cần 1 người đánh chệch sẽ làm hỏng cả bài diễn tấu.
Cho dù nơi đánh nhanh, chỗ đánh chậm, nhưng đối với người Mường ở bất kỳ vùng nào, cồng chiêng cũng đều được coi là vật thiêng. Đó là linh hồn của cộng đồng Mường.
(Trích theo bài của Minh Huệ / VOV4)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét