Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Khèn bầu của người Thượng

Khèn bầu của người Thượng
Khèn có lẽ là tên gọi hoàn toàn tiếng việt. Khèn là loại nhạc cụ thuộc nhóm nhạc cụ hơi, có nhiều ống, khi thổi nhiều âm thanh vang lên cùng một lúc, khác với sáo, tuy cũng là một nhạc cụ hơi nhưng là đơn ống, đơn thanh. Loại nhạc hơi có nhiều ống này có thể gặp ở rất nhiều dân tộc từ việt bắc, tây bắc cho đến tây nguyên. Nhưng ở mỗi dân tộc thì loại nhạc khí này lại có một tên gọi khác nhau: người thái gọi là Kén Pé (người Việt gọi Kèn Pè), người Pà Thẻn thì gọi là Pà Nghe. Ở tây nguyên thì có Đinh Năm của người Eđê, Kềnh của người M'nông, M’buốt của dân tộc Mạ, Đinh Téc của người Giarai…
...
Cùng với loại nhạc khí trên thì người Ê đê ở tây nguyên cũng có một loại tương tự đó là Đinh Năm. Loại này có sáu ống nứa cắm xuyên qua vỏ của một quả bầu khô, mỗi ống đều có khoét một lỗ để bấm và có gắn một lưỡi gà bằng nứa hoặc bằng đồng ở đoạn cắm trong quả bầu. Cuống của qủa bầu là miệng thổi vì thế phần này nó không dài như kềnh. Không ai biết được Đinh Năm được sinh ra từ khi nào, nhưng huyền thoại người Ê đê kể rằng: ngày xưa, có hai vợ chồng ăn ở với nhau đã lâu mà không có con. Một ngày nọ, người chồng được báo mộng rằng họ sẽ có sáu người con, qủa nhiên không bao lâu sau, người vợ đã hạ sanh được ba trai, ba gái. Cả sáu người con lớn lên đều khỏe mạnh và giống nhau như đúc khiến cho ba mẹ chúng không thể phân biệt được đâu là anh, là chị, là em. Người bố bèn chặt sáu ống nứa dài ngắn khác nhau và khi thổi cũng có âm thanh trầm bỗng khác nhau. Người bố đem về và phát cho con của mình từ lớn đến bé với các ống tương ứng từ dài đến ngắn. Từ đó khi nghe ống nứa thổi thì bố mẹ chúng và những người trong buôn đã phân biệt được từng người. Cho đến một ngày kia, người cha lâm bệnh nặng khi đó cả nhà đều đi vắng hết chỉ có người em út tên là Ywing ở nhà. Y wing lo cha qua đời, các ống sáo bị mất thì không còn ai làm lại được nữa, cậu bèn lấy trái bầu khô, khoét sáu lỗ và lấy sáp ong gắn sáu ống nứa lại với nhau. Thế là chiếc đinh năm ra đời. Khi người cha mất, Ywing đem đinh năm ra thổi như tiếng khóc nỉ non của các con thương tiếc cha. Nghe tiếng đinh năm cả dân làng đều thương tiếc và khóc theo. Đó là những lời hát những giai điệu đầu tiên của điệu hát Ai-ray. Từ đo chiếc Đinh Năm gắn liền với hát Ai-ray và chỉ sử dụng trong nhà khi có việc tang lễ được truyền đến tận ngày nay. (Trích trong "Khèn và các truyền thuyết từ Khèn của đồng bào dân tộc thiểu số" trên http://sokha.vn/khen-mua-khen-cua-dong-bao-dan-toc-thieu-so… )


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét