Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

VĂN HÓA MƯỜNG Ở HUYỆN EA H"LEO *Mai Sao

 

6 ngày
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Bóng dáng người Mường khắp nơi trên Cao Nguyên ĐăkLăk...
VĂN HÓA MƯỜNG Ở HUYỆN EA H"LEO
*Mai Sao
Ông Ngòi rời quê hương Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình vào Đắk Lắk xây dựng kinh tế từ năm 1996. Cũng như nhiều đồng bào Mường ở xã Ea Nam (huyện Ea H’leo), cuộc sống của ông gắn liền với ruộng đồng, nương rẫy để phát triển kinh tế gia đình. Trong cuộc mưu sinh bận rộn, vất vả, ông Ngòi vẫn dành tâm sức cho việc khôi phục và bảo tồn văn hóa truyền thống Mường trên quê hương mới.
Ông Ngòi rời quê hương Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình vào Đắk Lắk xây dựng kinh tế từ năm 1996. Cũng như nhiều đồng bào Mường ở xã Ea Nam (huyện Ea H’leo), cuộc sống của ông gắn liền với ruộng đồng, nương rẫy để phát triển kinh tế gia đình. Trong cuộc mưu sinh bận rộn, vất vả, ông Ngòi vẫn dành tâm sức cho việc khôi phục và bảo tồn văn hóa truyền thống Mường trên quê hương mới.
Không chỉ biết chơi các loại nhạc cụ này, ông Ngòi còn chịu khó tìm tòi, học cách tự chế tác chúng. Tranh thủ những lúc nông nhàn, ông lại cặm cụi bên đống nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn và tỉ mẩn gọt, đẽo để tạo ra “hồn quê”. Ông Ngòi cho biết, mỗi loại nhạc cụ truyền thống này có cách chế tác và ý nghĩa đặc trưng riêng. Ví dụ như sáo Ôi, đặc trưng của nó là 4 lỗ, nhưng lại có 5 hàng âm là: đồ, mi, pha, son, si; khi thổi phải dùng 4 ngón tay để bấm và điều chỉnh các lỗ theo độ vang cao thấp của cây sáo.
Tùy từng hoàn cảnh khác nhau, người chơi sáo Ôi thổi nhanh hay chậm, vui hay buồn, lúc nhẹ nhàng sâu lắng, lúc rộn ràng tươi vui. Hay với Cò ke, đây là nhạc cụ có hai dây, là nhạc khí thuộc bộ dây, chi cung kéo, hình dáng giống đàn nhị của người Việt nhưng chế tác thô sơ hơn; thường được chơi vào những ngày lễ, dịp quan trọng. Vì thế, người chế tác phải am hiểu và đặt trọn tình cảm vào việc chế tác thì mới thành công.
Theo ông, điều cần nhất với người chế tác nhạc cụ dân tộc chính là sự kiên nhẫn và tỉ mỉ; bởi từng chi tiết của chúng đòi hỏi phải chính xác để mang lại âm thanh chuẩn, từ đó họ cũng rèn cho mình tính cẩn thận, chu đáo và có trách nhiệm với công việc. Chơi nhạc cụ làm cho tâm hồn thư thái, còn chế tác nhạc cụ giúp cho trí não được minh mẫn.
...
...
Mai Sao
*Trích đoạn theo bài "Lan xa tiếng nhạc Mường trên đất Tây Nguyên " của Mai Sao đăng trên http://baodaklak.vn/channel/9803/201911/lan-xa-tieng-nhac-muong-tren-dat-tay-nguyen-5658864/
Hình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Bình Trần, mọi người đang đứng
Ly Đinh, Hung Kieu và 77 người khác
10 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

  • Cám ơn Xứ Thượng
    Văn hóa người Mường rất tuyệt
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 6 ngày
  • Em thấy ..sai sai với hình ảnh này.. mường tây nguyên khg mặc như vậy... Eng tứa ạ..
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 6 ngày
    Xem thêm 5 phản hồi
    • Xứ Thượng
       cây số 82..Thuần Mẫn xưa kia.. trước năm 75 có một số hộ ng Mường ở Pleiku lập nghiệp ở đây.. nên ăn mặc giống như ng Mường ở ht hơn nũa Các GĐ ở đây còn bắt các cháu phải nói tiếng M khi về nhà.. hình ảnh trên là các ac ở vùng sâu cách … 
      Xem thêm
      1
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 5 ngày
      • Đã chỉnh sửa
  • Xao xạo ..
    1
  • Quận Thuận Mẫn cũ thuộc khu vực Cheo Reo 40 km là cầu 110 biên giới D Lăk - Pleiku vùng này đa số dân đến sau năm 75

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét