Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

NẾU HUẾ ĐƯỢC KỂ CHO TÔI NGHE *Vĩnh Bội

 

27 tháng 8 lúc 19:10 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
"Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh"
(Ca dao)
NẾU HUẾ ĐƯỢC KỂ CHO TÔI NGHE
*Vĩnh Bội
Những trưa hè oi bức, với tiếng xe kêu rỉ rả, hoặc những trận mưa lũ dầm dề hàng tháng, làm tường ủ rêu xanh, đôi khi đã làm cho mẹ tôi phải bực mình thốt lên “Đồ xứ chi mà Ô châu ác địa!”.
Bốn chữ “Ô châu ác địa” làm tôi suy nghĩ, tìm tòi trong lịch sử, mới biết rằng Huế ngày trước thuộc Chiêm Thành, tạo dựng nên nhờ bàn tay của hai Công Chúa Huyền Trân và Ngọc Báu, không khác gì Nữ Thần Athena đã dựng nên kinh đô xứ Hy Lạp mấy ngàn năm trước đó. Nguyên mùa xuân năm 1307, vua Trần Nhân Tôn gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chàm Chế Mân. Để đổi lấy hai châu Ô và Lý, gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và phía bắc Quảng Nam bây giờ. Gần một năm sau Chế Mân mất, theo tục lệ Chàm, người vợ phải được hỏa thiêu theo chồng. Vua thương con gái nên sai Trần Khắc Chung sang Chiêm giải cứu. Mặc dầu có cảm tình với vị tướng anh dũng đã liều thân cứu mình, nhưng vì thể diện một Hoàng Hậu, lại nợ nước cao dày, nên nàng đã xuống tóc đi tu.
Ngày nay, mỗi khi du ngoạn trên sông Hương, khách thường được nghe điệu ca Nam Bình:
Nước non ngàn dặm ra đi
Cái tình chi, mượn màu son phấn
Đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì, tương độ xuân thì.
Vì là “ác địa” nên ít ai chịu cư ngụ tại các Châu Ô và Lý. Đã có lần Hồ Quý Ly dùng chính sách di dân bắt buộc, đày các tội phạm vào đây sinh sống. Nhưng khi nhà Hồ mất ngôi, luật pháp không còn, thì các phạm nhân đi cướp bóc, quấy nhiễu người lương thiện. Bởi vậy ca dao có câu:
Thương anh em cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang.
Hoàng tử Huế còn ngủ thêm hai trăm năm nữa, mãi đến năm 1558 mới được công chúa Ngọc Báu đánh thức, trang hoàng lộng lẫy và để lại cho chúng ta đến ngày nay. Âu cũng là một thiên mệnh.
Như thủ đô Athenes ngày trước, nước Hy Lạp được trị vì hơn 500 năm bởi những lời sấm truyền trên đỉnh núi Olympia thì Huế cũng được khai sinh nhờ lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Hoành sơn nhất đới
Vạn đợi dung thân
(Sau dãy Hoành Sơn sẽ được yên thân vạn đời)
Nguyên vị sáng lập nhà Nguyễn là Nguyễn Kim, phò Lê diệt Mạc, mất đi để lại ba người con: một gái là Công Chúa Ngọc Báu gả cho Trịnh Kiễm là tướng của mình, và hai trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng. Nguyễn Uông chết trong một trường hợp bí mật. Vì công chúa sợ Nguyễn Hoàng sẽ khó sống bên cạnh người anh rể, nên đã bí mật sai người vào vấn kế Trạng Trình và được trả lời thuận lợi. Nàng bèn xin chồng cho em mình được vào trấn “Ô Châu ác địa”. Trịnh Kiểm nhận lời, vì nghĩ rằng Nguyễn Hoàng vào đất rừng thiêng nước độc, sẽ chết ở đó, và không còn là mối đe dọa cho mình về sau.
Nguyễn Hoàng lúc bấy giờ mới 30 tuổi, ban đầu vào đóng ở Ái Tử (thuộc tỉnh Quảng Trị bây giờ). Một hôm, nhân đi quá về phía Nam, đến một nơi non sông cẩm tú, thấy dòng sông xanh mát, uốn lượn như một con rồng đang uống nước, ngẩng đầu quay lại, bên phải và bên trái có hai cù lao Thanh Long, Bạch Hổ giữ thế “rồng chầu hổ phục”, phía trước có núi Ngự Bình làm bình phong, trấn giữ các ác quỷ phương Nam. Nguyễn Hoàng mừng thầm như chọn được một nơi tốt để lập kinh đô, đúng theo địa lý; nhưng khi nhìn lại phía sau chỗ chùa Thiên Mụ bây giờ, thì thấy một hố dài và sâu, cắt đứt long mạch, nên buồn rầu vô cùng.
Quả nhiên, hơn một ngàn năm về trước, vào năm 111 trước Tây lịch, khi Huế vẫn còn là đất nhà Hán, các tướng Tàu gọi nơi đây là Tây Quyền, và chọn là quận lỵ Nhật Nam. Vào thế kỷ thứ 3 và 4 sau Tây lịch, nước Chàm lại đổi tên Tây Quyền là Khu Túc (theo di tích Chàm còn để lại vùng Hổ Quyền ngày nay). Mãi đến thế kỷ thứ 9, một tướng Tàu, giỏi về cầm quân cũng như địa lý, tên là Cao Biền, trấn thủ miền An Nam, thấy Huế là một nơi trời dành, nếu để lọt vào tay kẻ địch, sẽ di hoạn về sau, bèn cắt đứt long mạch để yểm, như Nguyễn Hoàng đã trông thấy sau này. Ngài đang rầu rĩ thì bỗng dưng nằm mộng gặp một bà tóc mi bạc trắng, khoác áo đỏ, mặc quần xanh, báo cho biết sẽ có một vị minh quân đến lấp hố sâu và lập Kinh đô ở đây.
Nguyễn Hoàng mừng rỡ, nên vào năm 1601, tháng 6 Âm Lịch, xây một tháp lấy tên là Thiên Mụ (tức bà Trời, cũng nên biết chữ mụ ở Huế nghĩa là bà).
Thiên Mụ ngày nay là một thắng cảnh, mà du khách ghé Huế ít ai không viếng thăm:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.
Kinh đô tiền định ấy, cũng như viên ngọc quý, còn được mài dũa, đẽo gọt, qua chín triều Chúa, mỗi lần chỉ xê dịch mươi cây số về phương Nam, cho đến đời Sãi Vương mới đến gần địa điểm ngày nay; và cũng mấy lần mất vào tay họ Trịnh rồi Tây Sơn cho đến năm 1802, khi vua Gia Long thống nhất sơn hà, lên ngôi, thì “châu mới về hợp phố”, Huế mới trở về với nhà Nguyễn.
Không để mất thời gian quý báu, vua Gia Long bắt tay vào xây dựng Kinh Đô thái bình như các vua Đường, Nghiêu, Ngu, Thuấn bên Tàu. Bài thơ khắc ở chính diện điện Thái Hòa cho ta thấy quyết tâm:
Văn hiến thiên niên quốc,
Xa thư vạn lý đồ,
Hồng Bàng khai tịch hậu,
Nam phục nhất Đường Ngu
(Ý nói là đất nước có nghìn năm văn hiến. Cơ đồ muôn dặm xây dựng từ đời Hồng Bàng. Trời Nam đã thái bình như nhà Đường Ngu thuở trước).
Công trình xây cất khởi đầu từ năm 1804 cho đến năm 1845 trải qua các triều đại Gia Long, Minh Mạng và các vua kế tiếp. Kinh thành hình vuông chu vi đo được 10,936m. Bên trong Kinh thành là Hoàng Thành, bên trong Hoàng Thành là Tử Cấm Thành. Cả ba thành cùng chung một trục hướng. Hoàng hành và Tử Cấm Thành còn lấy tên là Đại Nội.
Kinh Thành có 11 cửa mở ra bốn hướng. Phía trước là sông Hương, xung quanh có sông đào bao bọc, gọi là Hộ thành hà. Hoàng thành dù được xây bằng gạch, bốn hướng có cửa ra vào: phía trước có Ngọ Môn, phía sau có Hòa Bình, bên trái là Hiển Nhơn, bên phải là Chương Đức. Ngọ Môn,sân Đại triều, điện Thái Hòa, là nơi cử hành đại lễ. Vườn Cơ hạ có điện Khâm Văn, là nơi vua nghỉ ngơi. Cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, là chốn ở của bà mẹ và bà nội Đức Vua. Hồ Hòa Bình nằm bên trong cửa Hòa Bình, được xây như hòn non bộ, có am, có đảo trông rất ngoạn mục.
Tử Cấm Thành có các điện Cần Chánh, Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển v.v..là nơi Vua, Hoàng Hậu và các cung tần Mỹ nữ, thái giám trú ngụ. Chỉ kể một vài cung điện vì Đại Nội có đến 147 công trình xây cất lớn nhỏ.
Màu xanh của cây bóng mát, cây ăn trái, cỏ hoa ven hồ, cung điện, làm tỏa sự mềm mại và tươi mát, sang các kiến trúc gạch đá cứng khô. Làm sao kể hết những công trình sáng tạo ấy: một bước đi là một di tích lịch sử quý báu; đây cửu đỉnh được đúc vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835). Nhà vua muốn ghi lại công đức các triều vua nhà Nguyễn, kể từ Gia Long trở đi, cũng như vua nhà Chu ngày trước, đã đúc cửu đỉnh để tượng trưng cho chín Quận của nước mình (túc cửu đỉnh dĩ tượng cửu châu). Cao đỉnh đặt đối diện với án thờ vua Gia Long, là Thế Tổ Cao Hoàng Đế (ta để ý có chữ Cao). Nhân đỉnh đối diện với án thờ vua Minh Mạng là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế. Các đỉnh tiếp theo là Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, và Huyền đỉnh.
Bên trái Ngọ Môn là nhà chứa chín súng thần công (cửu vị thần). Bốn vị tượng trưng cho Xuân, Hạ, Thu, Đông, còn 5 vị kia tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa. Cửu vị thần được đúc từ 1804, đến 1805 thì hoàn tất. Nguyên liệu gồm các chiến lợi phẩm thu được, sau khi thắng Tây Sơn. Chiều dài súng đo được 5.9m, lòng súng 0.22m, bên trên có khắc các sự việc đã xảy ra, như năm 1774 Huệ Vương phải bỏ kinh thành Huế trước sự xâm lăng của Chúa Trịnh; năm Mậu Thân 1788, Vua Gia Long đem quân về Gia Định: năm Tân Dậu 1801, Kinh đô được tái chiếm v.v.. Đã là Thần, các vị khỏi phải xuất trận, nhận nhiều lễ vật lúc thắng, nhưng khi thua thì không bị khiển trách!
Điện Thái Hòa nằm cuối sân Đại triều nghi, nền lợp đá Thanh, mái ngói vàng óng ánh, cột sơn son thiếp vàng, trông thật uy nghi lộng lẫy. Điện xây vào năm 1804, là nơi để Vua thiết nghi lễ, như Hưng Quốc khánh niệm, lễ Đăng quang v.v.. cũng nên biết bên trong các mái ngói, phía trên, được chia làm nhiều hộc, có khắc các bài thơ tổng cộng đến 297 bài.
Không xa điện Thái Hòa là cửa Ngọ Môn, được xây cất năm 1833, dưới Triều Minh Mạng.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Một lầu vàng, tám lầu xanh,
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
(Ca dao)
Mái lợp tráng men vàng và xanh lấp lánh, với một tầng để trống, lầu Ngũ Phụng xây trên đài Ngọ Môn, như năm con phượng hoàng nhẹ nhàng và thanh thoát. Đọc bài thơ khắc trên lầu Ngũ Phụng:
Vân tế huyền sơ thưởng,
Ảnh tà thể vị viên,
Hà tu tam ngũ dạ,
Dĩ chiếu mãn sơn xuyên.
(Ý nói; Bên áng mây, trăng mới mọc. Bóng còn chênh, hình chưa tròn. Nhưng chẳng đợi đến đêm khuya. Cũng đã sáng khắp sông núi, cũng đủ thấy đêm trăng trên lầu Ngũ Phụng đẹp chừng nào!).
Ở đây kiến trúc và thiên nhiên là một sự hòa hợp kỳ diệu.
Cũng may chúng ta đã có những ông vua thi sĩ (roipoete) như các nhà Tây Phương khi viếng thăm Huế đã từng nói. Thấm nhuần tư tưởng phương Đông, nhà vua đã biết lưu ý đến quan niệm kiến trúc, làm sao cho hòa hợp với thiên nhiên như một phần của nó. Thiên nhiên đã tặng cho Huế một dòng Hương trong xanh, hiền hòa như một người tình, mà Hoàng Tử là Kinh đô đã ôm gọn vào lòng, như ôm một nỗi nhớ thiết tha về một vẻ đẹp nào đó chưa đạt thấu trên cõi đời này, vả cũng như những người tình đẹp khác, dòng sông cũng thay áo tùy theo ánh sáng: lúc thì xanh thẫm; nhưng khi ánh nắng vàng chiếu xuống gay gắt thì chuyển hóa sang màu lục lá chuối non; chiều tà xuống, ánh trời đỏ rực, nhuộm màu nước xanh thành tím ngát, như một dòng sông hoang đường, làm thi sĩ Đoàn Phú Tứ ngẩn ngơ:
Màu thời gian không xanh,
Màu thời gian tím ngát.
Sông Hương đã quyến rũ biết bao nhiêu thi sĩ, nghệ sĩ sáng tác, là nơi hẹn hò của tao nhân mặc khách.
Chúng ta thử đi một vòng đò trên sông Hương để lắng nghe điệu hò Mái nhì, khoan thai, nhịp nhàng và trong trẻo;
Hơ à à…hơ à hơ
Trời một vùng sông dài vô hạn
Mượn gió chiều hỏi bạn ngàn sông.
Thân em như sợi chỉ hồng.
Tơ duyên có chắc như dòng nước không?
Tiếng hò người con gái ngân lên trong đêm khuya, chờ đợi câu trả lời bên nam, và cứ tiếp tục như thế cho đến phá Tam Giang thì chia cách.
Điệu Nam Ai thì nghe buồn não nuột; lời ca nghệ sĩ hòa nhịp với tiếng đàn, tiếng phách:
Huyền Trân công chúa,
Ngoảnh lui cố quốc, ngập ngừng gót ngọc,
Mây phủ kín trời thương,
ngơ ngẩn bâng khuâng.
Hò giã gạo, nhịp nhàng vui vẻ thường là đấu trí giữa nam và nữ:
Đố anh trên trời có mấy vì sao?
Dưới rào (sông) có mấy con cá,
Dưới Hà bá có mấy ông vua,
Đông, tây, nam, bắc, có mấy chùa,
Chợ Đông Ba kẻ bán với người mua, mấy người?
Khi cối gạo cuối cùng gần xong thì “tiếng gà đã rộn trong thôn”…và người viết cũng ngỡ ngàng vì… “Nhớ Huế!”.
Vĩnh Bội
Hình ảnh có thể có: ngoài trời
Ly Đinh, San Lê Thị và 91 người khác
40 bình luận
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

  • 1
    • Thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Răng bựa ni anh 
    Thượng Xứ
     toàn nói chuyện về Huệ haaaaayyyyy chưa tề😃
    2
  • Dù tôi đã coi và chấm thi Tú Tài ở Huế 7 năm (tôi nhớ rõ vì năm đầu là 1965, con ông cai trường Quốc Học mới học Đệ Thất cho tới năm cháu học xong Đệ Nhất) và khoảng 20 lần dừng chân ở Huế khi hướng dẫn Chương Trình Học Kỳ Hải Ngoại (College Semester Abroad) và Tuyển Sinh Du Học Youth For Understanding < đây là lần đầu tôi được đọc câu ca dao hay thiệt là hay. BDChi. Cựu giáo chức TH BMT.
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Ước một lần nữa được thăm Huế để đi viếng đại nội hoàng thành, lăng tẩm các vị tiên đế.
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
    • Chúc mừng điều ước của 
      Kim Thoa Pham
       sẽ dễ dàng thành hiện thực.
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 2 ngày
    • Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
      Sông An Cựu nắng đục mưa trong !
      Em làm dâu Huệ 34 năm rồi mà bi chừ mới biết rõ lịch sử kinh thành Huế , thanks bài đăng của anh 
      Xứ Thượng
       !
      2
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 2 ngày
      • Đã chỉnh sửa
  • không biết răng bạn tui bửa ni sưu tầm về Huế rất nhiều cám ơn bạn học nha
    2
    • Thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
    Xem thêm 7 phản hồi
  • Có biết ăn ớt khôn mà toàn noái chuyện Huế rứa tề???
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
    • Dạ, có ăn ớt... nhưng không thể so sánh với người dân xứ Huế... Nhìn mắm rò Huế chỉ thấy ớt và ớt... Chị 
      Lê Thị Thanh
      !
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    • Rứa mới có đề tài mà viết chớ
      1
      • Yêu thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    Xem thêm 4 phản hồi
  • Nho năm mô Huế lụt to, rứa mà tui dám bơi theo lũ giữa dòng sông Hương chĩ đề vớt hũ ớt
    2
    • Thích
    • Trả lời
    • 2 ngày
  • Tôi chưa hề được tới Huế , nhưng ngồi xem quý vị comment tôi cũng thấy Huế đẹp và thật dễ thương ❣️
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
  • Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
    Sông An Cựu nắng đục mưa trong . Huế , tình yêu của tôi mong ngày gặp lại ! 😍😍😍
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    • Câu này là đề thi môn Nông hóa- Thổ nhưỡng, ù lỗ tai luôn vì lúc ấy tôi chưa đến Huế lần nào. May sao chỉ nói về kiến thức chuyên môn.
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
    • Trunglap Lê
       Đó là một câu hò Huế , Núi ngự Bình........Anh thương e từ thuở mẹ bồng bây chừ e khôn lớn e lấy chồng bỏ a ... hồi nhỏ tôi hay nghe mẹ hò ru con ngủ , nên dù xa Huế lúc mới 4-5tuổi mà tôi vẫn nhớ những câu hò những địa danh ở Huế . Thương … 
      Xem thêm
      1
      • Thích
      • Trả lời
      • 1 ngày
  • HUẾ CÓ CHI?
    Huế đâu chỉ mô tê răng rứa… 
    Xem thêm
    2
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 ngày
    • Đã chỉnh sửa
    Xem thêm 1 câu trả lời
  • Bài viết thật giá trị , hay và rõ giúp cho mọi người hiểu thêm về Huế và cám ơn Xứ Thượng đã chịu khó tìm để share bài hay nhé .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét