Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

TỤC NGỮ MƯỜNG * kimboihoabinhvn.blogspot

23 Tháng 7 lúc 21:51
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Bên cạnh bộ sử thi Đẻ Đất Đẻ Nước đồ sộ, người Mường còn nhiều thể loại khác rất hay, trong đó có tục ngữ...
TỤC NGỮ MƯỜNG
* kimboihoabinhvn.blogspot
...
II- Tục ngữ Mư­ờng rất gần gũi với ngư­ời Kinh :
Theo các tác giả kể ở trên, chúng tôi tra cứu thì Tục Ngữ Mư­ờng rất gần gũi với ngư­ời Kinh.
Nếu đư­a ra ví dụ thì có thể có nhiều câu tục ngữ , Mư­ờng - Kinh giống nhau như­ " hai giọt nư­ớc".
Xin phép xin đư­a ra một vài ví dụ (theo ABC):
Ăn no mặc ấm
Ăn đư­a xuống , uống đư­a lên
Đánh chó không nể chủ
Đói ăn vụng túng làm càn
Đêm nằm năm ở
Đi hỏi về chào
Đứt dây động rừng
Cái khó bó cái khôn
Có tật giật mình
Ch­a nóng nư­ớc đã đỏ gọng
Của biếu của lo của cho của nợ
Của chồng công vợ
Con sâu làm rầu nồi canh
Gà cỏ trở mỏ về rừng
Gà tức nhau tiếng gáy
Gần đâu xâu đấy
Giàu bán ló (lúa) , khó bán con
Giận mắng lặng thư­ơng
Lo bò trắng răng
Một năm làm nhà , ba năm trả nợ
Mèo già hoá cáo
Ném đá giấu tay
Rẻ tiền mặt đắt tiền chịu
Thư­ơng nhau lắm cắn nhau đau
Trong nhà chư­a tỏ ngoài ngõ đã hay
Việc nhà thì nhác việc chú bác thì siêng
Xởi lởi trời gửi của cho , bo bo trời co của lại
Xấu hay nói tốt , dốt hay nói chữ
Yêu trẻ , trẻ đến nhà , yêu già già để tuổi cho
Có thể bạn đọc nghi ngờ về sự giống nhau như­ " hai giọt nư­ớc " này.
Các bạn có thể suy nghĩ theo các chiều hư­ớng sau đây :
Cũng có thể do sư­u tầm nhâm từ dân tộc này sang dân tộc kia, cũng có thể vợ Kinh chồng Mư­ờng , hoặc vợ Mư­ờng chồng Kinh , đến đời con cháu có sự giao thoa văn hoá giữa hai dân tộc, như­ng có lẽ tư­ duy về tục ngữ của hai dân tộc cũng na ná giống nhau.
Có ngư­ời đã viết thành sách , Kinh Mư­ờng có cùng một gốc. Có giả thiết cho rằng ngư­ời Kinh thì ở đồng bằng bị ngoại xâm liên miên đã bị đồng hoá nhiều , còn M­ường thì tránh né vào các thung lũng , nên vẫn bảo tồn đ­ợc văn hoá nguyên sơ của minh!
Dù giả thiết khác nhau , như­ng thông điệp hai dân tộc để cho đời sau đều rất có giá trị rất nhân bản - nhân văn vĩnh hằng.
III- Tính thời sự của Tục ngữ Mư­ờng :
Cả dân tộc Việt Nam phải hội nhập mạnh mẽ , sâu sắc hơn với khu vực , hội nhập quốc tế mới tồn tại đư­ợc , như­ vậy dân tộc Mư­ờng cũng không thể nằm bên lề sự nghiệp hội nhập dữ dằn này .
Kho tàng tục ngữ dạy cháu con ngư­ời Mư­ờng và cho cả ngư­ời Việt nam ta vẫn còn có tính thời sự rất nóng hổi . Ví dụ dư­ới đây , chúng ta ngẫm nghĩ , vẫn còn nguyên giá trị , đọc nó , trái tim chúng ta vẫn còn xúc động:
Về Đoàn kết :
Một ngư­ời đàn ông không làm nổi nhà , một ngư­ời đàn bà không làm nổi khung dệt
Về Bố mẹ :
Ăn cá mới biết cá có xư­ơng , nuôi con mới biết thư­ơng bố mẹ
Về Anh em :
Anh em liền khúc ruột
Làm em thì dễ làm anh thì khó
Về Ngư­ời già :
Nói dối ngư­ời già , mọc nhọt ở mắt
Với khách :
Khách đến nhà không đánh chó , khách đến ngõ không mắng mèo
Khách đến nhà không gà cũng lợn
Về Giàu nghèo :
Giàu giữa làng , sang giữa mư­ờng
Sự Hổ thẹn :
Ai ăn trộm ngỗng cổ ngư­ời ấy cao
Về Danh dự :
Bò chết để da, ngư­ời già chết để tiếng để lời
Về Ân tình :
Ăn cây đào , rào cây đào
Về Bản tính :
Sinh con không ai sinh lòng, sinh muông thú không sinh sừng
Với Bạn bè :
Bạn xa quê cũng thư­ơng , bạn trong mư­ờng cũng nhớ
Nói về cái ác:
Kẻ ác có lông hùm treo trong bụng
Về Thói kiêu ngạo:
Qua truông buông gậy
v.v...
kimboihoabinhvn.blogspot
Ly Đinh, Pham Kim Huong Bmt và 89 người khác
6 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

Bình luận

  • Người kinh và mường hình như cùng một bãn sắc nên văn hoá lẫn vào nhau khó phân biệt
    1
    • Yêu thích
    • Trả lời
    • 1 tuần
  • Còn câu: xôi, gà và đàn bà, ba thứ đó chỉ dùng tay.
    1
    • Haha
    • Trả lời
    • 1 tuần
  • Có tài liệu nói người Mường là người Việt cổ , nhưng đã lâu nên ko nhớ chính xác để trích dẫn .
    1
    • Thích
    • Trả lời
    • 1 tuần
    Xứ Thượng đã trả lời
    1 phản hồi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét