Chương trình Giáo dục Tổng hợp và hướng nghiệp đã được thực hiện trong hệ thống Trường Trung học Kiểu Mẫu: Huế (1964), Thủ Đức (1965), Cần Thơ (1968)... Sau đó, được nhân rộng ra các trường Tổng Hợp trên cả nước, trong đó có trường mình học Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột...
TRƯỜNG TRUNG HỌC KIỂU MẪU HUẾ
*Phanxipăng
...
Ngày 4-8-1964, nghị định 1352GP/PC/NĐ được ban hành nhằm “thiết lập trường Trung học Kiểu Mẫu Huế trực thuộc trường Đại học Sư phạm Huế”. Ngày 20-9-1964, Trung học Kiểu Mẫu Huế khai giảng niên khóa đầu tiên với 8 lớp (gồm 4 lớp đệ thất (2) và 4 lớp đệ lục (3)), 320 học sinh, 24 nhà giáo, 7 nhân viên, do nhà giáo Trần Kim Nở làm Hiệu trưởng.
...
Xét thực tế, rõ ràng Trung học Kiểu Mẫu Huế trở thành “trưởng tràng” trong hệ thống các trường Trung học Kiểu Mẫu tại Việt Nam (4). Điều đó từng được tạp chí Thế Giới Tự Do tập XXI số 2 khẳng định: “Trong vụ khai trường năm nay (1965), một trường trung học phổ thông Kiểu Mẫu thứ hai đã được khánh thành tại Thủ Đức, cách phía đông bắc Sài Gòn 14 cây số, gần xa lộ Sài Gòn – Biên Hòa. Trường trung học phổ thông Kiểu Mẫu thứ nhất cũng thuộc loại này đã xây cất tại Huế và đã khai giảng từ năm 1964.”...
Thời đó, hầu hết học sinh các trường phổ thông phải tuân theo quy định về đồng phục: nam mặc áo trắng, quần xanh sẫm; nữ mặc áo dài trắng. Riêng học sinh Kiểu Mẫu hơi đặc biệt: nam mặc áo xanh da trời, quần xanh sẫm; nữ mặc áo dài hoặc váy xanh da trời. Ấy là hình thức. Còn nội dung và phương pháp học hành, thi cử của học sinh Kiểu Mẫu có gì khác lạ?
Trước tiên, về quy chế, trường Trung học Kiểu Mẫu không do Ty Giáo dục quản lý như tất cả trường công lập, bán công và tư thục trên địa bàn, mà trực thuộc Đại học Sư phạm. Tuy nhiên, trường Trung học Kiểu Mẫu vẫn giữ quyền tự trị nhất định: có ban giám hiệu độc lập và đội ngũ nhà giáo riêng đạt trình độ chuyên môn xuất sắc.
Triết lý giáo dục của trường Trung học Kiểu Mẫu dựa trên 3 nguyên tắc và 4 phương thức. 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, khai phóng. 4 phương thức: toàn diện, thích nghi, thực dụng, tân tiến.
...
Trung học Kiểu Mẫu Huế niên khoá thứ nhì 1965 – 1966 đã có 12 lớp, 476 học sinh, 30 nhà giáo, 12 nhân viên, với Hiệu trưởng Dương Đình Khôi. Năm học kế tiếp, trường được 15 lớp, 492 học sinh, 37 nhà giáo, 12 nhân viên, với Hiệu trưởng Trần Hữu Long. Niên khoá 1974 – 1975, nhà giáo Lê Bá Quân làm Hiệu trưởng Trung học Kiểu Mẫu Huế. Kể từ năm học 1975 – 1976, Trung học Kiểu Mẫu Huế chuyển tên thành Trung học Lê Lợi, do nhà giáo Trần Kiêm Tiềm (anh ruột của nữ ca sĩ Hà Thanh) làm Hiệu trưởng, tới mùa hè 1977 thì trường giải thể.
...
Nhiều học sinh Kiểu Mẫu đã theo học đại học và sau đại học ở trong lẫn ngoài nước, ngày nay đang cống hiến năng lực ở bao lĩnh vực: giáo dục, y tế, báo chí, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, giao thông vận tải, sản xuất kinh doanh, v.v.
...
PHANXIPĂNG
*Lược trích theo bài 'Nhớ Trường Kiểu Mẫu" của Phanxipăng đăng trên https://phanxipang.wordpress.com/2014/03/17/nho-truong-kieu-mau-ii/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét