Người Mường có câu: Mường có lang, làng có đạo. Mường tức là đơn vị tổ chức xã hội... đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”.
CÁC NÀNG "NHÀ LANG" Ở HÒA BÌNH-BAN MÊ THUỘT
...
Bà con người Mường ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt Nam (đặc biệt là tỉnh Hòa Bình, nơi được mệnh danh là “xứ Mường”) đều biết một câu “ca”: “Khát nước xuống suối/ đói lòng thì đến nhà lang”, quan lang, nhiều “đại gia đình” đời đời làm quan lang đã rất thương yêu và cưu mang “dân chúng” của mình. Không chỉ là người “lãnh đạo” thời đó (cai quản dân chúng theo nghĩa hành chính); nhà lang còn là một nơi để bà con tôn kính, tôn kính từ trong tiềm thức nhiều thế hệ. Dòng dõi nhà lang, đôi khi được con cháu nhà lang gìn giữ như một thứ “gia phong” (uy tín) kiểu dòng dõi quý tộc bên trời Tây...(Theo Đỗ Doãn Hoàng- Dòng Dõi “Quan Lang Xứ Mường”)
Mà điều ta bất ngờ hơn cả người nhận ra giá trị văn hóa của dân tộc Mường nhỏ bé này chính là thiếu tá Lê- ô- na, ông đã nhận ra sai lầm con đường mình đã chọn. Và nhận ra một triết lí ngay trong sự thất bại của mình “chắc gì một dân tộc nhỏ đã là dân tộc yếu”, rồi “cái vòng cung dân tộc Mường cư trú, dân số chỉ vài chục vạn người, chỉ bằng dân số một tỉnh của nước Pháp, nhưng sao họ lại có một nề văn hóa rực rỡ đến thế. Có dân tộc nào đã sáng tạo ra những áng mo dẫn hồn người chết đi nhòm đất nhòm Mường, liếc nhà, liếc giậu chứa chan tình nhân ái cộng đồng không? Đã có dân tộc nào đã có những bài ca dẫn hồn người chết lên Mường trời, xuống âm phủ chưa? Rồi với thế giới quan vũ trụ ba tầng, với đẻ đất đẻ nước, với chặt chu kéo lội ngồn ngộn sức sáng tạo. Cái cây chu đồng bông thau lá thiếc của họ là cây gì…một dân tộc như thế không thể bị thua”. Đúng thế, một dân tộc nhỏ nhưng không phải là dân tộc yếu, họ có những sức mạnh tiềm tàng và được thể hiện trong văn hóa vật chất và tinh thần của họ. Những điều tưởng là đơn giản vậy mà đa phần giới lang đạo không quan tâm và chú ý tới.
Trên cái nền đầy mâu thuẫn của giới lang đạo và những người có quan hệ với giới cai trị ấy, đa chiều văn hóa Mường hiện lên, nhất là những trăn trở của Quách Liêm và Lê-ô-na, đã giúp người đọc hiểu được sự vĩ đại của văn hóa Mường đặc sắc chứa đựng cả ngàn năm văn hóa... (Theo Nguyễn Thị Hà - Tư tưởng không đồng nhất của nhà Lang trong tiểu thuyết “Hoa hậu xứ Mường” và “Vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét