Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

TÙ TRƯỞNG AMA THUỘT *Y-dương Bya


Cho đến nay, có rất ít tư liệu lịch sử ghi chép về nhân vật Ama Thuột, kể cả tư liệu về năm sinh, năm mất của ông...
TÙ TRƯỞNG AMA THUỘT
*Y-dương Bya
Ama Thuôt có tên khai sinh là Y Mun H'đơk. Y Mun H'đơk sinh ra và lớn lên ở buôn Ky, nhưng lại được sắp đặt trong cương vị Khua Pin Ea (người đứng đầu buôn) của buôn Ako Siêr, bởi vì, Y Mun H'Đơk đã được con gái của tù trưởng Ama Blơi (Y Ngut H'Đơk) mà thanh thế vang khắp vùng khi chưa có người Pháp đặt chân đến, cưới về làm chồng.
Dòng họ H'Đơk của chàng ở buôn Ky cũng là chủ bến nước ở đây, nhưng luật tục không cho người con trai quyền thừa kế, nên Y Mun H'đơk phải tuân theo luật tục của buôn làng và thế là chỉ có những người chị, em gái của chàng được thừa kế quyền đó. Thế nhưng, Y Mun H'Dơk vẫn là người mang trong mình dòng máu của dòng họ H'Đơk, giống như bố vợ và cũng là cậu của mình, khi về làm khoa pin ea cho dòng họ Niê Buôn Kmriêk của buôn Ako Siêr, thanh thế của những người đàn ông dòng họ H'Dơk trở nên lẫy lừng. Hai vợ chồng Y Mun không có con, không có người nối dõi, vì thế, họ đã nhận cháu mình là Y Thuột và H'Tế thuộc dòng họ Niê Buôn Kmriêk của buôn Ako Siêr làm con nuôi, và cái tên Ama Y Thuột bắt đầu được dân làng gọi từ đây. Ama Thuột có người vợ thứ hai là bà H'Griêk, người của buôn Alê A, không có con, nhưng bà nuôi 3 người con của em gái mình. Như vậy, mặc dù Ama Thuột không có con đẻ, nhưng ông có 5 người con nuôi.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã đẩy mạnh các hoạt động thám hiểm nắm bắt tình hình về vùng đất này dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, . Bourgeois là tướng Pháp đã thu phục được sự hợp tác của Khunjunop - một tù trưởng, một vua săn voi nổi tiếng ở Bản Đôn (huyện Bản Đôn ngày nay). Ngày 2-11-1899, Bourgeois lập ra hạt đại lý tại Buôn Đôn để làm thí điểm, từ đó người Pháp mở rộng kierm soát toàn bộ cao nguyên Đắk Lắk. Đại lý Bản Đôn do những bất lợi về vị trí địa lý, nằm quá xa trung tâm tỉnh, lại nằm sát khu vực biên giới, thường xuyên bị người Lào, người Khmer, người Thái cướp bóc, khiến cho Bourgeois không yên tâm và quyết định dời trụ sở tỉnh lỵ về buôn Tuor, thuộc khu vực người Ê Đê Bih ở hạ lưu sông Krông Ana.
Bourgeois quyết tâm mua chuộc và thu phục các bộ lạc Ê Đê, M'Nông (nhóm Kpă Bih) ở hạ lưu sông Krông Ana và Krông Nô, tuy nhiên, đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt dưới sự lãnh đạo của tù trưởng Ama Trang Gưh. Vùng hạ lưu sông Krông Ana trong suốt 13 năm (1901-1913) luôn là khu vực bất khả xâm phạm của người Êđê Bih.
Do vậy, Pháp buộc phải chuyển hướng về Buôn Ma Thuột, với lợi thế là trung tâm của bộ lạc Rhade ( Êđê) cũng như toàn Tây Nguyên. Hơn nữa, đây còn có một vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng. Người Pháp xin thỉnh kiến tù trưởng Ama Thuột nhằm đặt tiền đề cho việc xây dựng một thủ phủ mới tại đây.Công sứ Pháp là Sabatier được giao nhiệm vụ kiên trì thu phục nhân tâm các tù trưởng bản địa,Sabatier có kết hôn với phụ nữ Êđê gốc Lào là Sao Yuon ( Sao Yuôn tiếng Lào Thái có nghĩa là Cô gái Việt, vì Sao Yuon có nước da trắng có nét giống người Việt ) . Ama Thuột chính là một tù trưởng có ảnh hưởng lớn trong vùng Ê Đê Kpa đã quy thuận, hợp tác với Sabatier. Qua nhiều lần đối thoại Amâ Thuôt đã chấp nhận để cho người Pháp lập đại lý hành chính tại buôn của ông, đổi lại, chính quyền bảo hộ sẽ để đại lý hành chính này mang tên ông và miễn cho buôn của ông không phải đưa nô lệ đi xâu làm đường, miễn thuế cho 1-2 năm cho người Êđê.
Trước sức ép từ người Pháp, Ama Thuột đã đồng ý cho Pháp đặt đại lý hành chính. Ngày 22-11-1904, theo đề nghị của Hội đồng tối cao Đông Dương, toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập Đại lý hành chính Đắk Lắk, thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung kỳ và Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh Darlac ( tên tỉnh Daklak khi đó) thay cho Bản Đôn. Từ đó, Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ của toàn vùng.
Một du khách nước ngoài khi lần đầu tiên đến Buôn Ma Thuột đầu thế kỷ 19 tên Roland , ông ta cho rằng, mình đã may mắn được dự đám tang của người tù trưởng Ama Thuột. Ông đã bị chết trong vụ cháy nhà vào mùa nóng nực, oi bức... Đám tang của ông được đưa đi bằng voi, bằng ngựa và đi xa vài ki-lô-mét.
Rât có thể hiện tại ngôi mộ của Ama Thuột được chôn cất ở phía Tây Buôn Ma Thuột (hướng mặt trời lặn theo quan niệm của người Êđê), và ngôi mộ có thể quanh vùng Buôn Ky vì theo phong tục của người Êđê , một người đàn ông đã lấy vợ khi qua đời sẽ được đưa vè chôn cất tại làng của người mẹ đẻ bên cạnh ngôi mộ của người mẹ, anh chị em dòng họ bên phía mẹ .
Cho đến nay, có rất ít tư liệu lịch sử ghi chép về nhân vật Ama Thuột, kể cả tư liệu về năm sinh, năm mất của ông. Tuy nhiên, trong tâm thức của đồng bào Ê Đê vẫn còn lưu giữ lại hình ảnh về Ama Thuột theo cách của riêng mình.
Y-dương Bya
Bình luận
  • Hien Nguyen Tài liệu rất quý, những bài viết về BMT trên fb cũa XT đều làm tôi xúc động ,đơn giãn vì “ khi tôi ỡ chĩ là đất ỡ , khi tôi đi đất bỗng hoá tâm hồn”
    2
  • Nguyễn Viết Kình Hiện nay, tại khu đất trống rất rộng gần Nhà máy nước [cũ], đối diện Hoa viên [= phi trường L19 cũ] có một gò đất cao khoảng chục mét. Tôi được biết có một số người dân BMT cho rằng đây chính là phần mộ của vị "tù trưởng" này. Không rõ bên Văn Hóa Thông Tin của BMT đã có ý kiến chính thức gì về điều này chưa...
    5
    Ẩn 13 phản hồi
    Viết phản hồi...

  • Nguyễn Viết Kình Rất cảm ơn Anh Đạt đã cất công sưu tầm. Aizza, Bất tri mấy chục dư niên hậu; BMT hà nhân... viết tiếp đây? Ah, Anh Đạt ơi, trong bài của tác giả Y-dương Bya (Y Dương Buôn Ya?) bên trên có đoạn: "...Một du khách nước ngoài khi lần đầXem thêm
    3
  • Tháihồng Thông Những tư liệu đáng quý về vùng Tây Nguyên, trân trọng !
  • Nhật Tân Tuyệt vời quá a Đạt !
  • Đỗ Tuấn Hưng Đang quan tâm vấn đề này. hihi
    1
  • Huệ Minh Hoa Tư liệu quý giá. E xin chia sẻ để bạn bè cùng xem nhé a XT !
  • Vy Xuan Ama Thuột là nhân vật lịch sử là tù trưởng ở Đl, đi liền với tên địa danh Ban mê Thuột. Hiện nay các nhà sử học và nhà nghiên cứu đang phân tích các tài liệu lưu trữ của người Pháp xem Ama Thuật có phải tên cua Buôn ma Thuột hay kg....
  • Cũng Chẳngsao Toàn bộ copy tư liệu nghiên cứu vào năn 2001 nhân 100 bmt của bt
    1
  • Thanh Ha Nguyen Cho đến lúc này chưa hề tìm thấy bất cứ 1 tài liệu nào có ghi tên nhân vật Ama Thuột, chuyện " đám tang ông Ama Thuột" của Roland Dorgelles cũng là do người dịch đặt ra, chứ đám tang đó không hề là của ông Ama Thuột
    Không có mô tả ảnh.
    2
    Viết phản hồi...

  • Nguyễn Viết Kình Bác Thanh Ha Nguyen ơi! Từ bài gốc của Roland Dorgelès (1885-1973); trong phần dẫn nguồn tài liệu tham khảo ở cuối bài dịch, Tạp chí Xưa và Nay đã in: "Minh Mẫn (dịch). (Theo Tạp chí Les Aunales - số ra ngày 15-5-1930 - Tài liệu do Trần Hữu Quang sưu tầm)." Theo tôi, có 2 chỗ chưa ổn: [a]: Annales (ko phải Aunales) có nghĩa [tạm dịch] là Tập san, Tạp chí, Biên niên sử (***) rồi mà. [b]: Tên đầy đủ của tài liệu này là "Les Annales politiques et littéraires (Paris) 15 Mai 1930...". Nếu Bác Thanh Ha Nguyen liên lạc được với dịch giả Minh Mẫn hoặc bác Trần Hữu Quang thì tìm cách bổ sung/hiệu chỉnh được thì hay quá; vì theo tôi được biết, bài dịch này hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Tỉnh Đăk Lăk mình, để sai/thiếu cái đó tiếc lắm! (***) Ghi chú: Từ năm 1883-1927, tạp chí này xuất bản mỗi tuần [# tuần san], từ 4/1927 xuất bản mỗi 2 tuần [# bán nguyệt san], từ năm 1950 xuất bản mỗi tháng [# nguyệt san]... Eh, còn cái này nữa khá dzui nè: Theo Oscar Salemink (2003), trong cuốn The Ethnography of Vietnam's Central Highlanders: A Historical Contextualization, 1850-1990. Anthropology of Asia series.
    University of Hawaii Press, ISBN: 0824825799, 9780824825799 (dày 383 trang) thì mông-xừ Léopold Sabatier lại là con rể của "Vua săn voi ở Ban Don" (Buôn Đôn) là Ma Krông! Dzậy thì Sabatier và Ama Kông nhà ta là anh em cột chèo? (xem trang 83). Sách này có khá nhiều thông tin theo tôi là đáng tin cậy, rảnh bác xem chơi nghen. Kính chào Bác (Kình Cà rem viết...)
    1
    • Thanh Ha Nguyen Bác có 1 trang, 1 dòng, 1 chữ nào về lịch sử nhắc đến nhân vật Ama Thuột không ? Nếu có cho em thỉnh giáo với, em cảm ơn!
    • Nguyễn Viết Kình Anh Hà ơi, Tới nay, tài liệu tin cậy nhất tôi tìm được cũng chính là một đoạn ngắn nằm ở trang 14-15 của cuốn “Monographie de la Province du Darlac (1930). Annam: Indochine Française”. Hanoi, Impr. d' Extrême-Orient, 1931... (tác giả: A. Monfleur) mà anh đã dẫn. Đoạn này cũng chỉ nhắc đến một nhân vật có tên là METHUOT đúng 1 lần duy nhất và vài lần đền Ban-Me-Thuot / Ban-Mé-Thuot. Trích:(p. 14)... Un très gros village se trouve précisément à 54 km de là occupé par les Rhadés Kpa sous les ordres de METHUOT... Nói vắn tắt, theo tài liệu này thì METHUOT là tên người và Ban-Me-Thuot / Ban-Mé-Thuot là một địa danh. Tôi vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào nhắc về nhân vật Ama Thuột cả.
    Viết phản hồi...

  • Thanh Ha Nguyen Anh Đạt Xứ Thượng: chuẩn phải là "Cho đến nay, chưa tìm thấy bất cứ tư liệu lịch sử ghi chép về nhân vật Ama Thuột "
    2
  • Hi Hi Mi Sa Tự hào họ h đơk hyhy
    1

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét