Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

TRƯỜNG TÁ VIÊN ĐIỀU DƯỠNG BAN MÊ THUỘT

Ban mê xưa... cũng có một trường thuộc ngành y...
TRƯỜNG TÁ VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
Theo lịch sử ngành điều dưỡng ở Miền Nam Việt Nam có ghi chép..."Năm 1956 có trường Cán sự điều dưỡng Sài gòn, đào tạo Cán sự điều dưỡng 3 năm. Năm 1968 do thiếu điều dưỡng trầm trọng nên đã mở thêm ngạch điều dưỡng sơ học 12 tháng chính quy gọi Tá viên điều dưỡng tại các trường điều dưỡng..."
---
Trên Blog Bạch Yến cũng ghi nhận..." Một trường khác thuộc ngành y đó là Trường Tá Viên Điều Dưỡng, đào tạo y tá., trường nằm sát bên trường Trung học Kỹ Thuật. Lớp tôi có bạn Huỳnh thị An, năm lớp 11 bạn chuyển qua học Trường này. Hiện nay đã đổi tên là Trường Cao Đẳng Y Tế Buôn Ma Thuột.
---
Trích trong bài viết "Kinh-Thượng kết đoàn" của anh Nguyễn Ngọc Chính đăng trên Đặc San Kỷ Niệm 60 năm Trường Trung Học Ban Mê Thuột với hình ảnh Cô giáo người Kinh bên học trò người Thượng...
"‘Kâo’ trong tiếng Rađê và Jarai là ‘tôi’ nhưng người ta cũng thấy ‘kâo’ xuất hiện trong tiếng Chàm và Mã Lai. Nếu học được chữ ‘kâo’, người Việt có thể đoán ‘Kâo sang chơ’ là ‘Tôi đi chợ’ vì người Thượng không có khái niệm về ‘chợ’ nên phải mượn chữ ‘chợ’ của người Kinh.
Tôi cũng đã có thời gian làm việc với đoàn Y tế Milphap (Military Provincial Health Assistance Program) tại Dân y viện Ban Mê Thuột và đây cũng là cơ hội để tôi học được một số tiếng Thượng qua tiếp xúc với các bệnh nhân và y tá người Rahdé.
Kỷ niệm về ‘ngôn ngữ’ còn nhớ cho đến bây giờ là chuyện một số y tá người Thượng đã ‘chơi chữ’ với một cô giáo người Kinh. Cô giáo vốn chân ướt chân ráo lên miền Thượng dạy y tế cho người Thượng nên rất muốn học một ít tiếng Thượng để dễ dàng trong việc giao tế hàng ngày.
Trong số học viên y tá người Thượng có anh dậy cho cô một câu: “Kâo chăng ung” và giải thích là“Chào buổi sáng”. Thế là ngay ngày hôm sau cô áp dụng câu vừa học với các học sinh khi vào lớp. Khi nghe câu “Kâo chăng ung” cả lớp cười ồ trước sự ngỡ ngàng của cô giáo. Mãi hôm sau, nhờ bí mật tìm hiếu về câu “Kâo chăng ung” cô giáo mới ‘tá hỏa’ khi phát hiện đó không phải là lới chào buổi sáng mà là “Tôi muốn chồng”!
Câu chuyện mang âm hưởng chuyện tình của ông chủ nhà sách Cao Trí Y Ti kết hôn cùng một bà người Việt mang tính cách đặc thù của xứ Thượng ‘mẫu hệ’, người con gái ‘cưới’ chồng chứ không phải là người con trai ‘chọn’ vợ.
Đời người có rất nhiều chuyện lạ để khám phá, trong đó chuyện mang tính cách ‘tiếu lâm’ miền Thượng của cô giáo người Kinh là một kỷ niệm sâu sắc nhất mà tôi còn nhớ lại cho đến bây giờ. Làm sao có thể quên được khi cô giáo đó lại chính là ‘bà xã’ của tôi sau này! "
---
Đọc comment của FB Quy Pham : "Thời gian 1975 Trường Tá Viên Điều Dưỡng của BMT gồm có các cô thầy còn lai: Cô châu , cô Ngộ . Thầy Dun Ksor . Thầy là bố của Bs LiNa ở buôn Ale A (đã mất) . Trường TVDD tuy nhỏ nhưng thiết bi y tế , dụng cụ thưc tập rất đầy đủ . Thi đầu vào cũng rất khó . Lớp trưởng cuối cùng của khóa đó là chị Hằng, tính tình rất dễ thương và năng nổ. Sau 1975 trường trở thành trường Cán sự y tế đầu tiên đươc đào tạo, đó là khóa học do thầy Y Đô làm hiêu trưởng".
Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét