Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

LƯỢC SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC

Trường xưa ở Ban Mê Thuột... có một trường Trung học ở xứ Châu Sơn...
LƯỢC SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC
*Nguyễn Văn Kính
1969-1975 – Trường ra đời trong bối cảnh, khi Lm Lê Hùng Tâm – Nguyên Tuyên uý Quân Đội từ Trường TH Hưng Đức về làm Linh Mục Quản Xứ Châu Sơn. Ngài nhận thấy một nhu cầu cấp bách cho số lượng học sinh của Giáo Xứ ngày càng đông đảo phải ra thị xã học, với một lộ trình vất vả hơn 5 Km, thì tại sao lại không thiết lập trường ngay tại GX?
Một Ngôi Trường với năm phòng khang trang được xây dựng nên ở phía đường ngang Ông Đào, Bà Vân.
1969-1970 Niên khóa đầu tiên lớp Đệ Thất gồm các thầy:
– Giuse Nguyễn Vĩnh Bảo làm Giám học- Giúp xứ.
– Cao Văn Lương, Vũ Đức Tuyển
1970-1971 – Đệ Lục gồm các thầy:
– Batêlômêô Phan Nhất Thanh, Giám học, Thầy giảng.
– Cao Đình Minh, Nguyễn Đình An
1971-1972 – Đệ Ngũ gồm các thầy:
– Nguyễn Xuân Tĩnh, Hoàng Uy, Bùi Văn Tuyên, Lê Ngọc Chương, Hoàng Linh Đông, Đậu Quang Giáo, Trần Đình Phương, Ngô Đại Thành.
1972-1973 – gồm các thầy:
– Trần Ngọc Ái – Giám học, Phạm Hồng Minh, Trần Đình Thuyên
1973-1974 gồm các thầy cô:
– Thầy Hoàng Thanh Liêm -Tu sĩ, Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn thị Hồng,
1974-1975 – Đệ Tứ.
Trường TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC được chính thức cấp giấy phép – lúc đầu chỉ là chi nhánh của trường TRUNG HỌC HƯNG ĐỨC do Lm Đặng Sĩ Bình làm Hiệu Trưởng.
Học sinh sau khi học hết lớp của trường TH Tiến Đức ra Thị Xã, phần đông đều vào học trường TH Hưng Đức và Vinh Sơn (Trường Nữ) Một số khác học trường TH Tổng Hợp BMT, trường La San.
Mặc dầu chiếm đa phần là Giáo viên người làng, nhưng chất lượng giáo dục luôn được nâng cao, có thể sánh kịp với các trường Thị Xã thời bấy giờ.
Trường đang bắt đầu mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho sự nghiệp giáo dục tương lai của con em thì, biến cố 75 – thống nhất Đất Nước đã quy tập về Nhà Nước. Trường xuống cấp trầm trọng. 30 năm sau, Trường được Nhà Nước trả về cho Gx
Trường TRUNG HỌC TIẾN ĐỨC chỉ tồn tại 6 năm ngắn ngủi, nhưng lại gieo được những hạt mầm triển nở cho thế hệ học sinh trưởng thành và vững bước vào đời với nhiều hoa trái nhân bản tốt đẹp.
(Tư liệu này được lấy từ 50 năm, Kỷ yếu giáo xứ Châu Sơn – Tư liệu này có sự đóng góp của ông Nguyễn Xuân Tĩnh)
Nguyễn Văn Kính
Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét