Nàng ơi, tôi đã rút tơ lòng,
dệt mấy cung yêu thương ... (NCSC_Tô Hải)
dệt mấy cung yêu thương ... (NCSC_Tô Hải)
CHỮ NÀNG TRONG TIẾNG MƯỜNG
Từ Mỵ nương, chúng ta thường gặp trong truyền thuyết lịch sử, như là tên của nàng công chúa. Theo chuyện Hồng Bàng, Mỵ nương là danh từ chung để gọi những người con gái Vua Hùng. Nhiều tác giả cho rằng “Mỵ Nương” là phiên âm hai từ “mệ nàng” trong tiếng Việt. Nhưng hiện nay, ta chỉ dùng từ “mệ” để gọi bà già theo tiếng địa phương bắc Trung Bộ. Tuy vậy, ta có thể tìm hiểu từ này qua những ngôn ngữ anh em. Trong tiếng Mường có từ mại là “người con gái”; trong tiếng chàm ca-mái, tiếng Ba-na (Tây Nguyên) mai đều có nghĩa là “con gái”... Trong tiếng Việt, từ mái hiện nay chỉ dùng để gọi loài chim thuộc giống cái như “gà mái”, “chim mái”. ...
Như trên đã nói, từ nàng và chàng trong tiếng Việt cổ có vẻ trang trọng hơn bây giờ, tên huý các vị thần con cháu Hùng Vương đều được truyền tụng để khấn khứa khi cấu cúng với từ “nàng và chàng”. Trong tiếng Mường gần đây danh từ mại chỉ dùng để gọi những người con gái thường dân, còn vợ và con gái nhà Lang thì được gọi là NÀNG.
Đối lập với từ nàng, để gọi người phụ nữ quí tộc, người con trai, đàn ông quý tộc trong ngôn ngữ Mường...gọi là LANG, do đó mà dòng họ quý tộc thì gọi là nhà Lang. Tên 18 người con trai Hùng Vương, theo các thần phả sao chép lại, đều có từ lang và trong ngôn ngữ thờ cúng truyền miệng thì gọi là chàng như đã nói trên.
Từ quan trong từ ghép quan lang được nhiều tác giả giải thích bằng tiếng Hán là từ chỉ quan chức. Nhưng theo truyền thuyết thì từ quan lang đã có từ lâu đời trong thời Hùng Vương: trước khi người Hán sang. Hơn nữa quan lang được đặt đối lập với từ mỵ nương và còn nói rõ là dùng để gọi con trai và con gái các vua Hùng. Những điều truyền thuyết ghi lại khá phù hợp với tài liệu so sánh ngôn ngữ về từ mỵ nương như chúng ta vừa thấy: mỵ được phiên âm từ dạng tương tự như còn thấy trong các ngôn ngữ dân tộc anh em: mái, mại, mai, me; nương là do từ nàng, đang.
Vậy cả hai từ mị nương có nghĩa là “con gái”, “phụ nữ”, “giống cái”, duy chỉ khác nhau ở sắc thái tu từ học. Từ thứ nhất có nghĩa thông dụng rộng rãi hơn, từ thứ hai có vẻ trang trọng, quý phái hơn. Trong từ ghép quan lang thì từ lang có nghĩa là “đàn ông” và cũng được dùng với vẻ trang trọng, quý phái trong các ngôn ngữ Mường...
(Trích theo "Vài nét về tổ chức của xã hội Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu" đăng trên http://butnghien.com/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét