Đồng bào S'Tiêng gọi đó là "Bãi Tiên"...
BÃI ĐÁ CỔ Ở BÌNH PHƯỚC
Mấy năm nay, một bãi đá nằm trên vùng đất thiêng của đồng bào S'Tiêng ở ấp 2 (xã Lộc An, Lộc Ninh, Bình Phước) được dư luận quan tâm đặc biệt vì có người cho rằng nó bỗng nhiên phát ra những hiện tượng lạ lùng, khi khai quật lên thấy toàn những khối đá hình người…
...
Lộc An là một trong những xã biên giới giáp với vương quốc Campuchia của huyện Lộc Ninh có đông đồng bào dân tộc S'Tiêng sinh sống. Họ là những cư dân bản địa, chủ nhân của vùng đất này từ bao đời nay.
...
Bãi đá này đã được đồng bào dân tộc S'Tiêng biết từ trước đó rất lâu và họ gọi đó là "Bãi Tiên", hay "ngôi mộ cổ của già làng Rlem", ông tổ nghề rèn của người dân tộc S'Tiêng...
...
Lộc An là một trong những xã biên giới giáp với vương quốc Campuchia của huyện Lộc Ninh có đông đồng bào dân tộc S'Tiêng sinh sống. Họ là những cư dân bản địa, chủ nhân của vùng đất này từ bao đời nay.
...
Bãi đá này đã được đồng bào dân tộc S'Tiêng biết từ trước đó rất lâu và họ gọi đó là "Bãi Tiên", hay "ngôi mộ cổ của già làng Rlem", ông tổ nghề rèn của người dân tộc S'Tiêng...
"Bãi Tiên" nằm trên một triền đá rộng thoai thoải, cao và nghiêng đều về phía có dòng suối nhỏ, xung quanh có nhiều tảng đá ong bám rêu phong nằm rải rác với nhiều kích cỡ khác nhau, gần như phân bố thành các hình vòng cung gần đồng tâm mà cụm đá ong sắp thành một hình tròn với hai lớp.
Theo những bậc cao niên trong vùng kể lại thì ngày xưa bãi đá cổ là một quần thể kiến trúc rất độc đáo, với hàng trăm tảng đá ong khổng lồ được sắp rất công phu, tỉ mỉ theo hình Kim Tự Tháp, bao quanh là con suối và nhiều núi đồi.
Trước đây khu vực này cảnh quan rất đẹp mắt, cây cối xum xuê, với nhiều loài hoa rừng khoe sắc. Có lẽ chính vì cảnh quan đẹp như vậy nên được đồng bào S'Tiêng gọi là Bãi Tiên.
...
Tuy vậy, nhìn nhận dưới góc độ khoa học, theo tài liệu "Địa điểm khảo cổ học Bãi Tiên (Lộc An, Lộc Ninh, Bình Phước)" của Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (năm 2009), sau quá trình nghiên cứu, thám sát đã nhận định thì Bãi Tiên là loại hình di tích khá đặc biệt lần đầu tiên mà khảo cổ học phát hiện nhưng lại là di tích có kết cấu dạng tròn nên phương pháp xử lý là phải cố giữ được nguyên trạng di tích…
...
Tuy vậy, nhìn nhận dưới góc độ khoa học, theo tài liệu "Địa điểm khảo cổ học Bãi Tiên (Lộc An, Lộc Ninh, Bình Phước)" của Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (năm 2009), sau quá trình nghiên cứu, thám sát đã nhận định thì Bãi Tiên là loại hình di tích khá đặc biệt lần đầu tiên mà khảo cổ học phát hiện nhưng lại là di tích có kết cấu dạng tròn nên phương pháp xử lý là phải cố giữ được nguyên trạng di tích…
Hơn nữa, tài liệu này còn nhận định rằng "… Truyền thuyết của người S'Tiêng khu vực này cho rằng đây là mộ của ông tổ thợ rèn của họ (từ già làng Rlem) có vẻ như được nhiều người chấp nhận".
(Trích trong "Ly kỳ những khối đá hình người ở Bình Phước" theo VTC New đăng trên http://danviet.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét