Những mái trường tuổi thơ Ban mê...
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN CÔNG TRỨ
Em chỉ muốn nhìn lại những con đường êm ái thời thơ ấu, thăm cây đa khổng lồ yêu dấu trong vòng tay ôm của những cô cậu học trò nhỏ bé của sân trường Tiểu học. Cây đa ấy đã từng là chỗ nấp tuyệt vời cho bọn nhỏ chơi trốn tìm không biết chán kể từ năm mới vào trường, từ năm lớp Năm cho đến hết lớp Nhất. Em nghe kể lại, cây đa đã gục ngã vì bom đạn vô tình giữa khuya trong ngày loạn lạc. Rất lặng lẽ, trái tim chợt buồn mênh mang ...
(Bụi Đỏ Chân Em_Như Thương)
------
(Bụi Đỏ Chân Em_Như Thương)
------
...
Mình học ở trường Nguyễn Công Trứ 3 năm đầu cấp 1. Ở đây, buổi sáng dành cho học sinh nam, buổi chiều là học sinh nữ, nhưng lúc đó tên trường là “Trường Nữ Tiểu học I”. Bây giờ, nhiều khi đi qua đây, mình như nhìn thấy lại hình ảnh giờ tan trường ngày ấy: hai hàng học sinh đứng hai đầu đường, ra hiệu cho các loại xe đang lưu thông phải tạm dừng, ưu tiên cho học sinh, tất cả các xe cộ đều nhường bước... Một nét văn hoá dễ thương.
Mình học ở trường Nguyễn Công Trứ 3 năm đầu cấp 1. Ở đây, buổi sáng dành cho học sinh nam, buổi chiều là học sinh nữ, nhưng lúc đó tên trường là “Trường Nữ Tiểu học I”. Bây giờ, nhiều khi đi qua đây, mình như nhìn thấy lại hình ảnh giờ tan trường ngày ấy: hai hàng học sinh đứng hai đầu đường, ra hiệu cho các loại xe đang lưu thông phải tạm dừng, ưu tiên cho học sinh, tất cả các xe cộ đều nhường bước... Một nét văn hoá dễ thương.
Không hẳn là thời ấy học trò ngoan quá, nhưng chắc chắn là các cô giáo Trường Nữ Tiểu học I rất mẫu mực, được yêu kính nên học trò luôn biết vâng lời các cô. Trong ký ức mình, hình ảnh cô Hiệu trưởng và các cô giáo khác hoà vào nhau thành một hình ảnh chung duy nhất là Cô giáo, vừa nghiêm, vừa hiền lại giỏi nữa. Mình không nhớ được hình ảnh riêng của cô giáo nào, không nhớ lần nào cô rầy ai việc gì, có lẽ vì không có chuyện đó để mà nhớ.
Trường mình là trường có tiếng ở Ban mê nhưng cũng chỉ có mấy căn nhà trệt, xếp thành hình chữ U, đơn sơ thân thiện. Góc sân bên phải- phía đường Quang Trung- có một cây Đa thật to, tán lá rộng phủ mát cả một vùng sân trường. Giờ ra chơi hầu hết học sinh đều kéo về phía gốc Đa, chạy nhảy, nô đùa, nào là nhảy dây quay, dây căng, lò cò, trồng nụ trồng hoa, vừa chạy vừa “u u” …Cũng có nhiều bạn không chơi môn gì, chỉ đứng xem mọi người chơi không chán mắt. Cây Đa che mát ban ngày nhưng khi đêm về thì…tiếng lá xạc xào trong bóng tối nghe rất âm u, dám chắc người lớn cũng phải sợ khi đi ngang qua gốc Đa già ấy.
...
Ngôi trường Nguyễn Công Trứ đến năm 1978 thì không còn nữa. Người ta dời bến xe lam từ cuối đường Tôn Thất Thuyết về sau lưng trường, (ở đường Nguyễn Thái Học ) và toàn bộ diện tích của Trường trở thành khu chợ khang trang. Cây Đa sân trường thì còn được lưu giữ vài năm sau đó nhưng rồi cũng bị hủy đi để tránh tai nạn do cành cây rơi gãy nơi đông người.
...
Bây giờ, cây Đa to chỉ còn thấy mờ mờ trên cung trăng những đêm trăng tỏ, ngôi trường xưa chỉ còn trong ký ức – đó là Bảo tàng trong tôi, nơi ấy“bể dâu” không thể nào động tới …
Ngôi trường Nguyễn Công Trứ đến năm 1978 thì không còn nữa. Người ta dời bến xe lam từ cuối đường Tôn Thất Thuyết về sau lưng trường, (ở đường Nguyễn Thái Học ) và toàn bộ diện tích của Trường trở thành khu chợ khang trang. Cây Đa sân trường thì còn được lưu giữ vài năm sau đó nhưng rồi cũng bị hủy đi để tránh tai nạn do cành cây rơi gãy nơi đông người.
...
Bây giờ, cây Đa to chỉ còn thấy mờ mờ trên cung trăng những đêm trăng tỏ, ngôi trường xưa chỉ còn trong ký ức – đó là Bảo tàng trong tôi, nơi ấy“bể dâu” không thể nào động tới …
(Trích trong "Có một nhà bảo tàng trong tôi" của YBinh Mlo đăng trênhttp://www.trunghocbmt68-75.com/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét