Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

GIẤC MƠ CHAPI

Ở nơi ấy họ đang sống cuộc sống yên bình ...
Ai nghèo cũng có cây đàn cha pi...
(http://baicadicungnamthang.net/bai-h…/giac-mo-chapi-892.html)
GIẤC MƠ CHAPI
Từ xưa, với người Raglai, chapi là loại đàn của người nghèo. Người nghèo nào cũng sắm được đàn, lúc buồn, lúc vui đều có tiếng đàn chapi làm bầu bạn. Bởi lẽ, một bộ mã la hoàn chỉnh phải từ 9 đến 12 chiếc, một chiếc đàn mã la cổ loại tốt phải đổi bằng một con trâu hoặc hai con bò. Đàn chapi thì ngược lại, chỉ một ngày đi rừng tìm tre về làm là có đàn và có thể chơi được ngay, chỉ do một người đánh, trong khi mã la phải cần tới dăm bảy, thậm chí cả chục người chơi. Điều đặc biệt, âm thanh của đàn chapi cũng chẳng khác nào một bộ mã la thu nhỏ. Đơn giản, gọn nhẹ là thế nên đàn chapi theo chân người Raglai trên khắp mọi ngả rừng, ngọn núi, mọi con đường thôn, xã.
...
Nghệ nhân kể, chapi có 6 điệu và mang những cái tên rất giản dị: Điệu con ếch, điệu con chim, điệu quên đồ, điệu than thở, hay điệu em ở lại anh về. Điệu con ếch, khảy lên vào những đêm mưa đầu mùa, gọi nhau sớm mai sẽ lên rẫy trỉa hạt; điệu con chim, báo cho nhau biết quãng thời gian trong ngày; điệu quên đồ là ai đó đi chơi, đi rẫy quên vật dụng và đến xin lại. Hoặc nhiều tâm sự hơn là điệu than thở, vì năm đó mất mùa, vì con heo trong nhà nuôi vừa bệnh, hay điệu em ở lại anh về thay lời đôi lứa yêu nhau trong giờ giã biệt... Nhịp chapi chậm rãi mà phóng túng, như chính phong thái khoan thai, thư thả và những bước chân tự do đầy kiêu hãnh của người Raglai.
...
Khi đánh đàn chapi, người nghệ sĩ phải nâng đàn lên cao gần ngực, kê đầu rỗng vào thành bụng để giữ âm lại trong ruột đàn. Hai bàn tay vừa để giữ đàn, vừa để gảy các dây đàn theo nhịp điệu. Nếu chuyên tâm học thì chỉ cần 10 ngày là có thể biết chơi đàn chapi, nhưng để thành thạo cả 6 giai điệu thì có khi phải mất cả đời người. Bởi điệu đàn chapi không thể ký âm ra giấy được như những làn điệu của người Kinh và nhiều dân tộc khác mà chỉ có những sợi dây đàn phát ra âm thanh trầm bổng. Chính vì lẽ đó, người ta phải khảy mỗi ngày, mỗi đêm thì mới nhớ nổi, để lâu là quên.
(Trích theo "Chapi về phố" của Thanh Thuận đăng trênhttp://www.bienphong.com.vn/)
*mã la: là một loại cồng chiêng của người Raglai.
------
...
Khi nghe anh kể về câu chuyên như vậy, tôi chợt mơ tới một miền cao nguyên mênh mông, bạt ngàn rừng cây và núi rừng hùng vĩ.
Thế giới chỉ tồn tại trong ngoặc kép của từ yêu thương, có hai người, chỉ có hai người yêu nhau...
"Họ đã sống không mùa đông, không mùa nắng mưa, có một mùa, chỉ có một mùa yêu nhau. Ở nơi ấy, đàn dê trắng nhởn nhơ quanh đồi, một mái tranh nghèo, một nhà sàn yên vui. Ở nơi ấy, họ đang sống cuộc sống yên bình, ai nghèo cũng có cây đàn cha pi. Khi rung lên vài sợi dây đàn, đã đong đầy hồn người Raglai".
Khi hát lên một bản tình ca giữa ngút ngàn trời mây, lòng đổ dốc theo con thác trắng xóa, trái tim rung lên theo ngọn thác rầm rập đêm ngày. Bên cạnh ngôi nhà sàn nhỏ bé, con thú, con chim cũng thấy vui vầy theo điệu đàn ta hát. Sống trong giấc mơ xanh mướt màu thiên nhiên ấy, có khi nào sầu đau và những bon chen đời người len lỏi vào được không?
"Ôi Raglai những rừng cây ngọn núi mang tiếng đàn cha pi. Ai yêu tự do yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn cha pi. Tôi yêu cha pi không còn cô đơn, không buồn, không vui. Tôi nghe cha pi chợt thấy nao lòng vì một giấc mơ, ôi cha pi".
Giấc mơ Chapi đâu phải là ảo huyền. Tôi cảm thấy phiêu diêu nhẹ nhõm, hình ảnh núi rừng và cuộc sống thiên nhiên hiện về ngay trước mắt tôi mỗi khi nghe bài này hát , như một giấc mơ vậy .. Ôi giấc mơ Chapi!
...
Ngày đó, cứ mỗi đêm khuya, trai gái trong bản thường rủ nhau lên những quả đồi có trăng thanh, gió mát để trò chuyện. Khi ấy, tiếng đàn Chapi ngân lên mang theo giai điệu của tình yêu thật lãng mạn...
...
Hát lên một bản tình ca giữa đại ngàn, nó làm thức tỉnh cuộc sống của vạn vật mà bấy lâu nay đang dần ngủ quên. Khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Raglai. Đúng vậy, có tới đây, có được tận tay cầm nắn cây đàn Chapi, được lắng tai nghe giọng hát truyền đời của một cộng đồng người, chúng tôi mới cảm nhận trọn vẹn được tình yêu người và đất ở đây đã thật sự thẩm thấu vào mỗi gốc cây, ngọn cỏ mang dáng hình người Raglai...
(Trích theo "Giấc mơ Chapi -Trần Tiến" của Ngọc Thiện đăng trênhttp://baicadicungnamthang.net/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét