Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Thăm làng Mường ở Ban mê... BÍNH BOONG, BÌNH BÍNH BOONG...

Thăm làng Mường ở Ban mê...
BÍNH BOONG, BÌNH BÍNH BOONG...
Đến xã Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột) một lần được nghe tiết mục diễn tấu chiêng của đội chiêng Mường ngân lên với những cung bậc khác nhau trong mỗi dịp lễ, hội của bản làng, không khỏi làm xao xuyến lòng người. Hòa Thắng là một trong những địa phương còn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa của dân tộc Mường trên Cao nguyên.
(Theo baodaklak.vn)
-------
...
Các bài tấu chiêng trong lễ hội dân gian khá phong phú, nhiều giai điệu, mỗi một vùng mường cụ thể trong từng lễ hội có nhiều bài khác nhau, song có một đặc trưng quan trọng và ở đâu cũng giống nhau đó là tiếng “khầm...” hoà âm của nhiều tiếng chiêng to có âm thanh trung hoặc trầm cùng tấu lên một tiếng như một điểm nhấn, sự khoá đuôi một đoạn, một giai điệu song đó cũng là sự nâng lên, đẩy lên âm thanh trầm hùng lan xa trong thung lũng núi đá vôi, dội vào vách đá, mái đồi lại vọng trở lại tạo nên thứ âm thanh giao thoa cùng đất trời. Tiếng “khầm..” như làn sóng, như sức mạnh xua đổi ma quỷ, xua đuổi cái xấu, song cũng có lúc tiếng khầm lại như tiếng sấm gọi mưa xuống cho người làm mùa. Khi tiếng khầm... nổi lên, người nghe có cảm giác như có luồng gió một sức mạnh vô hình. Sự thiêng liêng của chiêng được dồn tụ chính là tiếng “khầm..”, nó chính là biểu tượng, loại biểu tượng vô hình (phi vật thể) mang đa ý nghĩa. Việc diễn tấu chiêng sắc bùa trong hoạt động đầu xuân, lễ hội, tín ngưỡng dân gian Mường còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tiếng sấm cầu mưa, xua đuổi ma quỷ, cầu yên lành cho dân Mường. Như vậy, từ xa xưa, chiêng được người Mường sử dụng rất nhiều trong lễ hội mang dáng dấp của ban nhạc lễ phục vụ cho các nghi lễ và có chức năng giao thông với thần linh. Chiêng được sử dụng xua đuổi ma quỷ mang điều lành về cho con người. Rõ ràng chiêng Mường là loại hình văn hoá và cũng là loại hình nghệ thuật còn rất đơn sơ, ít biến đổi vẫn còn giữ khá nguyên gốc như trong quá khứ xa xưa nó đã hình thành.
(Trích theo "Cồng chiêng trong đời sống người Mường" của Bùi Huy Vọng đăng trên http://www.baohoabinh.com.vn/)
...
Dàn cồng chiêng đủ bộ của người Mường có 12 chiếc, to nhỏ khác nhau. Con số 12 là biểu tượng cho 12 tháng của 1 năm, tính theo vòng quay của mặt trăng. Người Mường không đặt tên từng chiếc chiêng như các dân tộc ở vùng Tây Nguyên mà đặt tên theo từng chức năng họat động của chúng trong bản nhạc. Ví dụ chiêng Dàm âm trầm, dùng để đánh các chồng hòa âm ở cuối câu nhạc. Chiêng Đom là tiếng thanh hơn, dùng để đánh giai điệu chính của các bài bản. Chiêng Bòng Beng âm thanh cao, dùng để đánh thêm vào giai điệu cho âm nhạc phong phú về tiết tấu và cao độ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét