Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

XEM NGÀY...QUA BỘ LỊCH CỔ MƯỜNG

Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới...(Tục ngữ Mường)
XEM NGÀY...QUA BỘ LỊCH CỔ MƯỜNG
Bộ lịch cổ ấy được gọi là lịch Đoi, là một giá trị văn hóa tuyệt vời còn sót lại cho đến ngày nay. Bộ lịch này hiện vẫn còn được giữ gìn trong những gia đình trí thức truyền thống của người Mường và các gia đình tầng lớp thầy Mo. Tuy vậy, bộ lịch này của người Mường cũng ít còn được áp dụng ngoài việc ma chay hiếu hỉ.
...
Lịch pháp Mường thiên về âm lịch dựa vào sự quan sát chuyển động của mặt trăng cũng như sự vận chuyển của sao Đoi để phân định ngày, giờ, tháng, năm. Từ đó chế định ra 12 thẻ tre, mỗi thẻ là một tháng. Trong đó có số ngày trong tháng ghi theo lối khắc gạch những ngày tốt xấu, đại cát, xích khẩu.
...
Việc tính toán các ngày xấu, tốt trong tháng cũng được dựa trên việc quan sát sao đoi và trăng. Trong mỗi tháng được chia thành 4 tuần là tuần đoi, tuần cối, tuần cây, tuần lồm. Trong mỗi tuần, ngày nào sao đoi đứng ở phía trước mặt trăng là ngày nóng, đứng sau mặt trăng là ngày mưa, có ngày trăng lặn, ngày sao mờ... đó là những ngày xấu. Khi sao đoi đứng ở vị trí sát bên mặt trăng, ánh sao sáng rõ, nền trời trong thì đó là dấu hiệu của ngày tốt.
...
Trên lịch đoi, nếu thấy vạch nào hình chữ vê (V) thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên thì gọi là ngày tiểu hao, hai chấm thì gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão. Số lượng và mật độ của các ngày này thay đổi theo từng tháng. Tháng nào thấy có nhiều vạch hình mũi tên thì tháng đó rất nhiều mưa bão, nếu gieo mạ, cấy lúa... vào những ngày mưa bão thì sẽ bị hư hỏng hết. Nếu vào ngày cá thì người dân đi đánh cá, mò cua bắt ốc sẽ được nhiều.
...
"Lịch đoi còn có tên gọi khác là lịch Mường, lịch đá. Đây là loại lịch của người Việt cổ, có lẽ xuất hiện từ thời kỳ Văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 4.000 năm. Lịch đoi không chỉ có ở xứ Mường Bi mà có cả ở Mường Vang, Mường Thàng, Mường động. Tuy nhiên đến nay chỉ còn đất Mường Bi giữ được phong tục cổ xưa này vì ở Mường Bi còn duy trì được một lực lượng đông đảo các thầy mo, thầy cúng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Lịch đoi chậm hơn lịch âm khoảng 15 ngày. Chính vì thế mà hiện nay người Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch âm, và một lần ăn tết theo lịch đoi. Đợt ăn tết thứ hai sau đợt Tết Nguyên đán khoảng 15 ngày gọi là ăn tết lại, tết đoi. Lịch đoi có ý nghĩa rất quan trọng đối với văn hóa Việt, nó thể hiện tài chiêm tinh của người Việt cổ thông qua việc quan sát sao, trăng để đoán ngày lành tháng tốt, thời thế, vận mệnh. Lịch đoi cho con người chỗ dựa niềm tin tạo thành sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, rủi ro".
TS Nguyễn Thị Ánh Hồng (Khoa Văn hóa Phát triển)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét