Xứ Thượng...
NGƯỜI CHÂU RO
Dân tộc Chơ Ro ở Việt Nam hiện nay có hơn 26.530 người, sống tập trung đông nhất ở tỉnh Đồng Nai, một số cư trú ở tỉnh Bình Phước và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
“Tên tự gọi của dân tộc là Chrau - Jro, trong đó Chrau có nghĩa là Người hay Nhóm người, còn Jro là một danh từ riêng chỉ cộng đồng của họ”. Họ còn được gọi bằng các danh từ có âm gần như vậy: Chơ Ro, Châu ro, Chro, Chrau, Jơ ro, Dơ ro... hay bằng một danh từ phiếm chỉ: người Thượng.
...
Do cùng địa bàn cư trú, và cùng mối quan tâm về nguồn lợi kinh tế, người Chơ Ro có quan hệ khăng khít, qua lại với các dân tộc bản địa khác ở tỉnh Đồng Nai (Mạ, Xtiêng...). Quan hệ này được hình thành lâu đời, thể hiện trên nhiều mặt lịch sử và văn hoá. Đây không phải là mối quan hệ một chiều, mà là mối quan hệ song phương. Mặt khác, người Chơ Ro và người Mạ, Xtiêng, Cơ Ho... đều có chung nền tảng văn hoá - văn hoá cơ tầng Môn - Khơ Me. Vì vậy, việc xác định ảnh hưởng yếu tố văn hoá của dân tộc này đối với dân tộc kia và ngược lại là rất khó khăn.
Do cùng địa bàn cư trú, và cùng mối quan tâm về nguồn lợi kinh tế, người Chơ Ro có quan hệ khăng khít, qua lại với các dân tộc bản địa khác ở tỉnh Đồng Nai (Mạ, Xtiêng...). Quan hệ này được hình thành lâu đời, thể hiện trên nhiều mặt lịch sử và văn hoá. Đây không phải là mối quan hệ một chiều, mà là mối quan hệ song phương. Mặt khác, người Chơ Ro và người Mạ, Xtiêng, Cơ Ho... đều có chung nền tảng văn hoá - văn hoá cơ tầng Môn - Khơ Me. Vì vậy, việc xác định ảnh hưởng yếu tố văn hoá của dân tộc này đối với dân tộc kia và ngược lại là rất khó khăn.
Trong khu vực vùng núi Đông Nam bộ, xã hội của các dân tộc Mạ, Xtiêng, Chơ Ro... mang đầy đủ đặc trưng của xã hội chuyển từ mẫu hệ đến phụ hệ. Đó là nét tương đồng đầu tiên cần nhắc đến. Đặc trưng của chế độ phụ hệ ngày càng rõ rệt. Từ hình thức cư trú sau hôn nhân chủ yếu về nhà vợ, những dân tộc này xuất hiện hình thái cư trú song phương, sau đó ra ở riêng. Từ vai trò chủ đạo là người phụ nữ đã chuyển qua nam giới...
...
Do nhiều nguyên nhân, ngày nay, người Chơ Ro đã sử dụng tên họ của người Việt làm tên họ của mình. Hiện nay, trong các văn bản, hầu hết những người Chơ Ro ở huyện Định Quán đều mang họ Điểu; người Chơ Ro ở Long Khánh mang họ Thổ, họ Đào; người Chơ Ro ở Xuân Lộc thường mang họ Văn, họ Thị; người Chơ Ro ở Vĩnh Cửu thường lấy họ Nguyễn, họ Hồng; người Chơ Ro ở Long Thành và ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mang họ Dương, họ Đào.
Do nhiều nguyên nhân, ngày nay, người Chơ Ro đã sử dụng tên họ của người Việt làm tên họ của mình. Hiện nay, trong các văn bản, hầu hết những người Chơ Ro ở huyện Định Quán đều mang họ Điểu; người Chơ Ro ở Long Khánh mang họ Thổ, họ Đào; người Chơ Ro ở Xuân Lộc thường mang họ Văn, họ Thị; người Chơ Ro ở Vĩnh Cửu thường lấy họ Nguyễn, họ Hồng; người Chơ Ro ở Long Thành và ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mang họ Dương, họ Đào.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Mạc Đường, “họ Điểu xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX do quyết định của nhà Nguyễn và thực dân Pháp nhằm kiểm soát vùng các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ”. Một số nơi, người dân lấy họ của người Việt làm họ cho mình, như họ Nguyễn. Một số nơi khác... trong giai đoạn dồn dân lập ấp chiến lược, đặt họ cho người dân tộc để làm căn cước, dễ quản lý, như họ Thổ, Thị, Văn… Ở xã Phú Lý huyện Vịnh Cửu, hầu hết người dân Chơ Ro mang họ Nguyễn, họ Hồng.
...
(Trích theo "VẤN ĐỀ GIAO LƯU VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CHƠ RO Ở ĐỒNG NAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY" của Ths Lâm Nhân đăng trên http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu)
...
(Trích theo "VẤN ĐỀ GIAO LƯU VÀ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CHƠ RO Ở ĐỒNG NAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY" của Ths Lâm Nhân đăng trên http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu)
HB qua thăm bạn XT và được biết thêm tạp tục hay văn hoá của một dân tộc anh em trên quê hương mình. Cám ơn bạn đã chia sẻ!
Trả lờiXóaChúc bạn ngày mới tinh anh và sức khoẻ!
Chân thành cám ơn Hà Băng. Chúc bạn luôn xinh đẹp và luôn trải lòng bằng thơ.
Xóa