Những mái trường tuổi thơ Ban mê...
TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯNG ĐẠO
Trường Hưng Đạo (tên đầy đủ là Trường Tiểu học Cộng đồng Hưng Đạo) là trường cấp I công lập đầu tiên của khu Trần Hưng Đạo (dân ở đây thường gọi là khu Ba-toa, do có 1 lò mổ heo ở giữa chợ - Chợ Ba toa). Còn Trường Công lập cấp I thứ nhì (Trường “Ấp chiến lược”) nằm ở khu “Trại Tàu” phía Đền Ông Cảo đi lên đồi khoảng 500 mét. Trường “tư thục” thì có trường “Ông Giáo Thặng”, ”Ông Giáo Vàng” nổi tiếng.
Trường Hưng Đạo là nơi học tập chính cho các cháu người Kinh và người Tày, Nùng trong vùng. Các bạn người Thượng sẽ học tại Trường Tiểu học Sắc tộc Nguyễn Du, cạnh Biệt điện.
Trường Hưng Đạo là nơi học tập chính cho các cháu người Kinh và người Tày, Nùng trong vùng. Các bạn người Thượng sẽ học tại Trường Tiểu học Sắc tộc Nguyễn Du, cạnh Biệt điện.
...
Trường Hưng Đạo là một trường nhỏ tí, nghèo xơ xác với khoảng 15 phòng học vách ván, mái tôn, nền ximăng, gồm 5 khối lớp (Năm, Tư, Ba, Nhì, Nhất), mỗi khối lại chia thêm thành lớp A, B,... học sinh Tày Nùng học chung lớp với học sinh Kinh (Bắc 54 là chính). Chương trình học cũng như các trường khác: Đức dục (Công dân giáo dục), Quan sát (sau này lên Trung học gọi là môn Vạn vật), Toán, Việt Văn (trước có học cả Quốc văn giáo khoa thư, sau đó là Tân Việt văn), Sử ký, Địa lý, Thể dục, Thủ công, Kỹ thuật - chủ yếu là nông nghiệp. Khoảng 1965-1968 có cả sách “Em tập tính tốt”, “Em bé tôi” cho phần Công dân giáo dục nữa. Mỗi giáo viên dạy một lớp sáng & một lớp chiều (dạy tất cả các môn), học sinh chỉ học 1 buổi, buổi còn lại đi ... bắt dế, bắn chim, bắn bi, hớt cá, làm vườn, làm rẫy hoặc đi làm linh tinh kiếm sống.
Trường Hưng Đạo là một trường nhỏ tí, nghèo xơ xác với khoảng 15 phòng học vách ván, mái tôn, nền ximăng, gồm 5 khối lớp (Năm, Tư, Ba, Nhì, Nhất), mỗi khối lại chia thêm thành lớp A, B,... học sinh Tày Nùng học chung lớp với học sinh Kinh (Bắc 54 là chính). Chương trình học cũng như các trường khác: Đức dục (Công dân giáo dục), Quan sát (sau này lên Trung học gọi là môn Vạn vật), Toán, Việt Văn (trước có học cả Quốc văn giáo khoa thư, sau đó là Tân Việt văn), Sử ký, Địa lý, Thể dục, Thủ công, Kỹ thuật - chủ yếu là nông nghiệp. Khoảng 1965-1968 có cả sách “Em tập tính tốt”, “Em bé tôi” cho phần Công dân giáo dục nữa. Mỗi giáo viên dạy một lớp sáng & một lớp chiều (dạy tất cả các môn), học sinh chỉ học 1 buổi, buổi còn lại đi ... bắt dế, bắn chim, bắn bi, hớt cá, làm vườn, làm rẫy hoặc đi làm linh tinh kiếm sống.
Trường có nhiều khu vui chơi rất tuyệt vời (ít nhất là đối với lứa tuổi lên mười) như sân banh (cả trường có duy nhất 1 trái banh da te tua), khu hầm bí mật, hàng cây hoa Đại, sân đất đỏ (khoét lỗ bắn bi hay chơi nắp keng chọi lô...) rất đã và cả suối bà Kền trước mặt nữa. Mỗi khi mưa lớn thì khỏi học (do mái tôn ồn quá), học sinh nhào ra tắm mưa trên sân lầy đất đỏ... Mãi sau này trường mới có đồng phục áo trắng quần soọc xanh/quần dài đen (nhưng chỉ mặc vào Thứ Hai chào cờ), trước đó thì mặc sao cũng được; có gần nửa lớp đi chân không đi học nữa kìa. Khoảng năm 1965-1966, trường Hưng đạo mới có máy “u-bẹc-lơ” phát nhạc vào giờ ra chơi qua cái loa bằng sắt to đùng, có mi-cờ-rô để Thầy Hiệu Trưởng nói “cái gì đó” vào buổi chào cờ. Gọi là nói “cái gì đó” bởi nó cứ rè rè, tậm tịt có nghe được cái gì đâu. Có một thời gian ngắn, học sinh còn được uống “sữa Mỹ” tại cổng trường rồi mới vào lớp, đôi khi có cả nửa ổ bánh mì + sữa bột nữa. Phòng học được trang hoàng theo từng tổ (lúc đó gọi là toán). Khu trang hoàng riêng biệt cho từng toán ở trên tường, được dán đầy giấy “xúc-xích”, hoa xanh đỏ, bài viết bài vẽ màu mè hoặc cả hình thủ công như trái chuối, cái hộp, con chim, con kỳ lân nữa.
Tuổi nhỏ ham chơi, ít khi để ý đến Thầy Cô, chỉ nhớ đã từng học với Thầy Cát (lớp Năm, lớp 1 bây giờ), Cô Nhạn (lớp Tư)... Thầy Trương Công Trứ (lớp Nhất).
Hiệu Trưởng trường trước là Thầy Chu Duy Thiều, rồi đến Thầy Trương Công Trứ (khoảng 1968), cùng các Thầy Cô khác... các anh chị, các bạn có ai biết hiện giờ các Thầy Cô ra sao ? Năm mươi năm trôi qua... những người muôn năm cũ ở đâu bây giờ...
Hiệu Trưởng trường trước là Thầy Chu Duy Thiều, rồi đến Thầy Trương Công Trứ (khoảng 1968), cùng các Thầy Cô khác... các anh chị, các bạn có ai biết hiện giờ các Thầy Cô ra sao ? Năm mươi năm trôi qua... những người muôn năm cũ ở đâu bây giờ...
...Vết trường xưa
Viết, sợ rồi sẽ quên...( CTV)
Viết, sợ rồi sẽ quên...( CTV)
(Trích theo http://www.trunghocbmt68-75.com/2013/06/vet-truong-xua.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét