Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Xứ Thượng... NGƯỜI RẮC LÂY

Xứ Thượng...
NGƯỜI RẮC LÂY
Dân tộc Raglai thuộc nhóm ngữ hệ Malayo - Polynêdi, có quan hệ nguồn gốc với người Chăm, cùng ngôn ngữ với một số tộc người hiện sinh sống rải rác trên một vài hải đảo và ven biển cực Nam Trung bộ.
Người Raglai sinh sống lâu đời trên vùng đất Nam Trung bộ, tại triền Đông cuối dãy Trường Sơn từ phía Bắc Khánh Hòa đến Bình Thuận; tập trung đông nhất nơi miền núi Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Người Raglai vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Con gái cưới chồng về nhà với quan niệm chặt cây rừng về làm cột nhà, bắt người ta về làm người mình và chàng rể, người chồng trở thành trụ cột trong gia đình nhà vợ, gánh vác mọi công việc làm ăn nhưng quyền quyết định những việc lớn, quan trọng vẫn là người vợ hay người cậu bên vợ.
Các khu nhà ở của gia đình Raglai thường xây dựng trên sườn đồi về một bên của dòng suối và có tập quán xây dựng cách xa nhau. Quanh khu nhà ở có hàng rào chắc chắn, có một hoặc hai cửa ra vào và luôn có máng nước bằng tre nứa dẫn từ suối về bảo đảm sinh hoạt hàng ngày và có chỗ tắm giặt cho đàn bà, con gái, trẻ em. Máng dẫn nước từ suối về nhà đã đi vào tập quán nên khi dựng nhà mồ luôn phải làm máng nước giả cho người đã khuất.
Nguồn lương thực và thực phẩm chính của người Raglai dựa hoàn toàn vào sản xuất nương rẫy và một ít ruộng nước, bắp, lúa là lương thực chính, sau đó bo bo, cao lương, các loại khoai, đậu đỗ cùng nhiều loại rau quả khác. Điều đáng nói là người Raglai không du canh du cư mà chỉ luân canh trên những đám rẫy của mình đã có, gồm rẫy mới phát (rẫy hổi, rẫy vừa bỏ vài ba năm) và rẫy cũ đã bỏ 8 - 9 năm đã thành rừng. Khi canh tác trên rẫy mới vài ba năm, đất đã bạc màu, chủ rẫy bỏ cho đất nghỉ để quay lại rẫy cũ lúc này đã thành rừng sau hơn 9 - 10 năm đất nghỉ, phát dọn canh tác.
...
(Trích trong "Người Raglai ở Khánh Hòa" của Nguyễn Thế Sang đăng trênhttp://www.baokhanhhoa.com.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét