Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Xứ Thượng... DÂN TỘC M'NÔNG

Xứ Thượng...
DÂN TỘC M'NÔNG
Cùng với người Ba Na, Ê đê, người M’ Nông là một trong những tộc người cư trú lâu đời nhất trên mảnh đất Tây Nguyên và cũng là tộc người còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán văn hóa truyền thống giàu bản sắc. Tiếng nói của người M’Nông thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
M’Nông là dân tộc thiểu số ở Việt Nam với dân số khoảng 103 nghìn người, sống phân bố tại nhiều tỉnh ở vùng đất Tây Nguyên thuộc cao nguyên miền Trung Việt Nam như: Ðắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Quảng Nam, Lâm Ðồng. Trong cộng đồng dân tộc M’ Nông lại chia thành nhiều tộc người theo nhóm cư trú tại các địa phương.Tuy nhiên người người M’Nông sống tập trung đông nhất vẫn là ở các huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông.
Người M’Nông ở Đắc Lắc cư trú nhiều ở Buôn Đôn, huyện Lắc, Krông Bông và trong 3 huyện đó ở Buôn Đôn có người M’Nông Bu Đâng, ở huyện Krông Bông có người M’Nông Kuênh, huyện Lắc có người M’Nông Prâng, M’Nông Gar, còn các nhóm M’Nông khác như người M’Nông Preh cư trú ở huyện Đắc Mil hay M’Nông Nor, M’Nông Prâng ở một số huyện xã của tỉnh Đắc Nông.
Trong cộng đồng xã hội, người M’Nông sống tập trung theo các Bon ( còn gọi là Buôn). Mỗi Bon gồm nhiều hộ gia đình có quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống gần gũi, trong đó dấu vết của chế độ mẫu hệ vẫn in đậm trong trong mọi quan hệ ở Bon làng. Mỗi Bon của người M’Nông gồm vài chục nóc nhà và tuỳ theo từng vùng, nhóm tộc người mà người M’Nông xây cất nhà trệt hoặc nhà sàn.
Người M’Nông sống gần gũi với thiên nhiên, nên từ xa xưa đã hình thành mối quan hệ tinh thần với rừng. Người M’Nông thường nói: “ Rừng là mái nhà che chở, bao bọc cho người M’Nông, rừng cũng là nơi ở của các vị thần linh mà người M’Nông có thể khẩn cầu sự giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống”. Đặc biệt từ xa xưa, người M’Nông đã có nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, đồng bào huấn luyện voi rừng trở thành voi nhà để làm phương tiện vận chuyển, phục vụ sản xuất...
Người M’nông Rlâm, M’Nông Gar, M’Nông Chil, M’nông Preh... có văn hoá lúa nước. Riêng người M’Nông Rlâm xưa không làm rẫy, mà sống ven hồ, làm lúa nước rồi bắt cá, săn thú..Còn về phong tục tập quán của người M’Nông Rlâm gần giống người Ê đê, làm nhà là nhà sàn, việc cúng bái, đánh cồng chiêng cũng khá giống người Ê đê, chỉ khi nói, có tiếng nói khác người Ê đê thôi.
...
(Trích theo "Vài nét về người M'Nông ở Tây Nguyên" của Tô Tuấn đăng trênhttp://vovworld.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét