Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Xứ Thượng... DÂN TỘC BA NA

Xứ Thượng...
DÂN TỘC BA NA
Dân tộc Ba Na là tộc người có dân số đông trong cộng đồng các dân tộc sinh sống ở cao nguyên miền Trung Việt nam. Người Ba Na cũng là chủ nhân của những sắc màu văn hoá độc đáo, đặc trưng cho cư dân của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.
Người Ba Na còn có các tên gọi khác như : Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông. Tiếng nói của người Ba Na thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Với dân số hơn 227.000 ( theo tổng điều tra dân số năm 2009) người Ba Na phân chia theo nhóm địa phương như: Rơ Ngao, Rơ Lơng , Tơ Lô, Gơ Lar Krem…
Ðịa bàn cư trú của người Ba Na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây các tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hoà. Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy . Từ đầu thế kỷ XX, người Ba Na đã làm ruộng nước và phương thức canh tác này hiện nay phát triển ở nhiều nơi. Người Ba Na có nhiều ngành nghề thủ công như: đan, dệt, gốm, rèn…
Người Ba Na sống gần gũi với thiên nhiên núi rừng do vậy các bản làng của người Ba Na thường quần tự ở những nơi gần nơi sông, suối.
Trong đời sống cộng đồng xã hội của người Ba Na, chế độ mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân.
Ở mỗi làng Ba Na thường có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà rông là trụ sở của làng, nơi các già làng họp bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi trai chưa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng và cũng là nơi tiếp khách lạ vào làng.
...
(Trích theo "Dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên" của Tô Tuấn-Ngọc Anh đăng trênhttp://vovworld.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét