Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

RỒNG RẮN LÊN MÂY

Tìm về tuổi thơ ...
RỒNG RẮN LÊN MÂY
...
Một em làm thầy thuốc, số còn lại bám nhau sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó, tất cả đi lượn qua lượn lại. Em đi đầu dẫn cả đoàn, vừa đi vừa hát:
"Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc, có nhà hiển vinh. Có ông thầy thuốc ở nhà hay không?"
Người đóng vai thầy thuốc trả lời: "Thầy thuốc đi chơi!“ (hay đi chợ, đi câu cá… tùy ý mà chế ra). Thường thầy thuốc không có nhà để rồng rắn đi lượn quanh sân hai ba lượt. Cuối cùng thầy thuốc có nhà.
-Thầy thuốc: Thầy thuốc có nhà, rồng rắn đi đâu?
-Rồng rắn: Rồng rắn đi lấy thuốc cho con.
-Con lên mấy?
-Con lên một.
-Thuốc chẳng ngon
-Con lên hai
-Thuốc chẳng ngon
....
Cứ cò cưa như thế cho đến
-Rồng rắn thưa: Con lên mười.
-Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu.
-Cùng xương cùng xẩu.
-Xin khúc giữa.
-Cùng máu cùng me.
-Xin khúc đuôi.
-Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách nào mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng. Ngược lại, thì em cầm đầu rồng rắn phải giang thẳng hai tay để chắn không cho thầy thuốc bắt được cái đuôì (người cuối cùng) của mình. Thầy thuốc cố gắng chạy qua để tóm được em đứng sau rốt. Ðoàn rồng rắn càng dài thì cuộc đuổi bắt càng náo nhiệt. Khi bắt được, em đó phải thay thầy thuốc và cuộc chơi lặp lại từ đầu.
...
Cái trò chơi “Rồng rắn lên mây” ấy của trẻ con đem lại cái sảng khoái nhất là sau lúc ra câu “Tha hồ thầy đuổi”, đó là lúc sôi động nhất, hồi hộp nhất, hò reo sảng khoái nhất, cười như nắc nẻ của sự tự do hoàn toàn, nhưng lại là rất tự do trong sự cố kết chặt cộng đồng để bảo vệ nhau, che chở cho nhau, (con rồng cộng đồng người ấy tha hồ mà uốn éo linh hoạt như là một sự năng động khôn khéo có tính sách lược), mà kẻ to xác nhất đứng đầu (như là cường quốc) lại là kẻ có trách nhiệm cố gắng nhất để che chở cho kẻ nhỏ nhất dính ở cái đuôi (kẻ yếu nhất) khỏi bị tóm và giật ra khỏi cộng đồng xã hội. Tôi còn nhớ, vì đã chơi trò đó nhiều, lúc nhỏ tuổi. Xếp hàng để dính nhau thành con rồng dài là đứa cao nhất (lớn tuổi nhất) đứng đầu, và thứ tự đến đứa lùn nhất (nhỏ tuổi nhất) là cái đuôi... Thầy Thuốc còn là Thầy Trị Nước tức Thượng Đế, không bao giờ Thượng Đế nỡ để cho Nước suy thoái đến mức “hết thuốc chữa”, nên sau trò diễn ra sau câu “Tha hồ Thầy đuổi” là Thượng Đế đã ngầm khuyên cho là “chúng mày hãy cố gắng đoàn kết mà bảo vệ lấy nhau, nếu để một đứa yếu nhất bị xé ra khỏi cộng đồng thì cộng đồng ấy cũng rã luôn” tức là thua Thầy. (Bởi vậy bây giờ UNESCO mới đang cố gắng bảo vệ các giá trị văn hóa phi vật thể cổ truyền, nhất là của các sắc tộc thiểu số bản địa). Có lẽ cái vui vẻ sảng khoái ấy của trò chơi trẻ con đã giúp chúng tôi lớn lên đến tuổi trưởng thành mà chẳng đứa nào bệnh tật gì, dù thời đó, còn đang có chiến tranh, chúng tôi ăn khoai lang, củ mì và rau nhiều hơn là cơm gạo.
...
(Theo http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ - Lời tiên tri trong văn hóa dân gian QUA HÌNH ẢNH CON RỒNG)
Và kí ức ùa về trong tôi mỗi khi trời chuyển tiết, nhất là thời buổi giao mùa. Se se lạnh cuối thu đầu đông man mát những cảm xúc sao quên được tuổi thơ. Nửa thế kỉ rồi như còn rộn rã ngày hôm qua vừa chơi trò Rồng Rắn.
...
Còn cặp đôi Thìn- Tị thì sao? Gọi Rồng – Rắn cho quen miệng. Rồng ăn gì chưa biết, quý nhất là mênh mông tình, phun ngọc thả châu cho ai nhanh tay nắm giữ, ngày hè tháng hạ siêng năng phun nước tưới tắm cho mát đất mát trời, đâu phải ngang nhiên ngồi bệ vàng trên áo mão vua chúa, đền đài,… mà được trân trọng nghi lễ rước về, Thìn sáng giá nhất bao nhiêu thì Tị luôn bị loài người mưu toan giết hại, không kể rắn hiền chỉ ăn ếch nhái như lũ rắn nước, còn hầu hết chúng chỉ mổ một phát vào da thịt người phải nhanh chân vào bệnh viện cấp cứu. Và cũng có thể từ đấy trò chơi Rồng – Rắn xuất hiện. Rồng – Rắn tìm thầy thuốc trêu ghẹo. Lúc bấy giờ chúng tôi cá cược đánh tù tì có cái gì giơ ra những biểu tượng hai ngón tay là cái kéo, nắm tay là cái búa, xòe cả bàn tay là tờ giấy. Cái kéo cắt tờ giấy, nhưng tờ giấy bọc cái búa, cái búa đập gãy cái kéo. Chỉ bao nhiêu đó mà cãi vỡ cả ánh trăng vàng. Cuối cùng chưa phân thắng bại, tôi đành nhận làm thầy thuốc vì lúc bấy giờ cha tôi là thầy bắt mạch bốc thuốc bắc, cái nghề của dòng họ Lê được ông ngoại không chỉ thương gả con gái cho cha tôi còn tận tâm truyền nghề bao đời “lương y như từ mẫu” tiếp nối. Trò chơi bắt đầu khi tôi núp sau cái cột, đứa khỏe mạnh lớn nhất trong nhóm đi đầu, đứa sau đưa hai tay ôm vòng bụng đứa trước, cứ thế tiếp nối thành con rồng con rắn dài ra. Vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây đến đây lúc lắc, có ông thầy thuốc ở nhà không?"...
(Trích đoạn "CHUYỆN RỒNG RẮN LÊN MÂY…" của Nguyễn Thị Phụng đăng trên trangvhntnguoncoi.wordpress.com/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét