Những ngôi trường ở Ban Mê ngày trước ...
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT Y-ÚT
Trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột có tên chính thức là Trung Học Kỹ Thuật Y-Út, được Mỹ xây dựng qua chương trình viện trợ Mỹ, được cất trong khu đất của Trường Tiểu Học Ban Mê Thuột, trước kia nó có một lớp dạy nghề, từ cơ sở đó xây dựng lên. Tưởng cũng nên nói thêm đây là khu đất rộng, nên năm 1957 chánh phủ có mở cuộc triển lãm tại đây. Trong lễ khai mạc ngày 21-5-1957 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến chủ tọa, đã bị ám sát, ông Diệm thoát nạn, nhưng hình như ông Bộ Trưởng Canh Nông bị tử thương.
So với thành phố Ban Mê Thuột vào thời đó, Trường Kỹ Thuật Y Út là một công trình đẹp nhất tỉnh, những buổi lễ lớn có Tổng Thống chủ tọa, hoặc lễ của Quân Đoàn 2, hoặc của Tòa Tỉnh thường mượn Trường để tổ chức.
Trường là một quần thể gồm ba phần: Trường lớp, Ký túc xá và Xưởng. Thật ra chỗ anh đạp Cyclo cho tôi xuống xe không phải là cổng trường, anh ta cho tôi xuống đó vì nơi ấy là lối đi phụ hay đi tắc có nhiều người sử dụng, người ta tránh đi cửa chính vì phải đi xa thêm khoảng chừng 50 thước nữa, lại phải đi ngang qua nhà xác của bệnh viện.
Từ lối chính đi vào, con đường rộng khoảng chừng 8 thước và thoai thoải xuống dốc để vào cửa, Trường không có cổng cũng không có bảng tên Trường, từ ngoài đường nhìn vào, thấy mặt chính giữa, có ba cửa ra vào, mỗi cửa có hai cánh, mỗi cánh là một miếng kiếng ngang khoảng 1 thước, cao chừng 3 thước, phần này chừng 6 thước bề ngang có mái hiên che bậc thềm, bên tay phải, hướng đông có một phòng nhỏ dài chừng 3 thước, bên tay trái một bức tường kín dài chừng 6 thước, phần này nóc bằng, bên tay phải tiếp theo phòng nhỏ, lùi vào trong chừng 2 thước là bốn lớp học, có mái kiểu nhà rông đặc trưng nhà của người Thượng, lợp ngói đỏ.
...
Tiếp theo sân cỏ và lớp Kỹ Nghệ Họa là Ký túc xá, nhưng nó kéo dài ra hướng tây. Ký túc xá này xây cất hầu hết là gỗ, mái theo kiểu nhà rông, có sức chứa 200 học sinh. Tầng trệt là phòng ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, tầng trên là phòng ngủ, nhà vệ sinh. Về phía cuối ở hướng tây, ngăn giữa nhà bếp với nhà vệ sinh cũng như phòng ngủ với nhà vệ sinh là một cầu thang, cầu thang này dẫn luôn lên tầng lầu hai chỉ có ba phòng, phần còn lại để trống, không có lót sàn. Một cầu thang nữa ở ngay đầu Ký túc xá, chỗ giáp với sân cỏ và giảng đường.
...
Một dãy xưởng mới cất nằm giữa xưởng cũ và Ký túc xá, thẳng góc và cách những nơi này cũng chừng 50 thước, nơi đây có Xưởng Kỹ Nghệ Sắt, Máy Dụng Cụ, Cơ Khí Ô Tô.
Trường mục đích ban đầu là xây cất dành riêng cho dân tộc thiểu số, các em học ở đây không đóng thứ tiền nào cả, ăn uống, quần áo, sách vở do chánh phủ cấp, cho nên học sinh của Trường gồm có các sắc dân vùng cao nguyên chủ yếu là Ra-đê, Chàm, Thái, H’mông, Ba-na, Cờ-ho, Sê-tiêng …
...
...
Giáo sư dạy lớp có Đống Văn Quang, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Thiêm, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Thị Lộc, dạy giờ có Trần Hữu Thời (Toán), Nguyễn Văn Huyên, Miss Diana Garnier, gs Ngọc (Anh Văn), gs Quang (Hội họa). Phụ tá Kỹ thuật: Kỹ sư Nguyễn Văn Hoán. Kỹ nghệ Sắt: gs Nguyễn Hữu Phòng, Lê Văn On, Đồng Văn Tập. Kỹ Nghệ Gỗ: gs Nguyễn Văn Hoanh, Nguyễn Văn Pháp, Nguyễn Văn Tâm, Y B’hram. Cơ Khí Ô Tô: gs Nguyễn Ngọc Xuân, Trương Anh, Quảng Đại Khẩn. Máy Dụng Cụ: gs Nguyễn Ngọc Yến, Lê Văn Hớn.
Giám thị: Ông Nguyễn Văn Anh, Y Huan Nié .
...
Trường vào năm đó, có ba lớp Đệ Thất, Hai lớp Đệ Lục, Hai lớp Đệ Ngũ và hai lớp Đệ Tứ, trong đó có một số học sinh Việt Nam được theo học, chế độ ngoại trú. Năm sau Trường được phép tuyển 2 lớp học sinh người Kinh, nên có tổ chức thi tuyển.
Là giáo sư chuyên nghiệp đệ nhất cấp, nên phải dạy 20 giờ tuần, tôi được phân phối dạy một số giờ cho các lớp đệ thất, đệ lục về Kỹ Nghệ Họa và Việt Văn. Thật tình mà nói, mới ra trường, lại không có sách giáo khoa, bắt tay vào dạy môn chính của tôi là Kỹ Nghệ Họa mới thấy khó, tôi phải bắt đầu dịch từ sách Pháp văn ra để dạy, còn môn Việt Văn thì dễ vì đã có sách giáo khoa, tôi cũng có học Văn khoa hai năm, nên dạy môn này cũng không khó lắm.
Trường có một Cố vấn Mỹ, còn cô Diana là Thiện Nguyện viên của tổ chức nào đó, cô dạy Anh văn cho Trường Kỹ Thuật Y Út và Trường Trung Học Tổng Hợp Ban Mê Thuột, có lúc cô dạy thêm Anh Văn buổi tối cho chúng tôi...
...
Trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột còn xin được ngân sách tiền, để mở các lớp dạy nghề, đào tạo công nhân ngắn hạn, lớp mở dạy mỗi khóa 3 tháng, học viên là những người trong tuổi lao động, nhân đó ông Đống Văn Quang mở một lớp dạy Thợ Hồ, Thợ Hàn, Thợ Mộc. Học viên thợ hàn làm khung cửa sổ, thợ mộc làm cửa sổ, cửa cái, thợ hồ xây nhà. Riêng thợ hồ, ông mời một kiến trúc sư dạy...
Trường Kỹ Thuật Ban Mê Thuột còn xin được ngân sách tiền, để mở các lớp dạy nghề, đào tạo công nhân ngắn hạn, lớp mở dạy mỗi khóa 3 tháng, học viên là những người trong tuổi lao động, nhân đó ông Đống Văn Quang mở một lớp dạy Thợ Hồ, Thợ Hàn, Thợ Mộc. Học viên thợ hàn làm khung cửa sổ, thợ mộc làm cửa sổ, cửa cái, thợ hồ xây nhà. Riêng thợ hồ, ông mời một kiến trúc sư dạy...
(Trích đoạn trong "Ngôi Trường đầu tiên tôi dạy" của thầy Huỳnh Ái Tông đăng trên http://ahvinhnghiem.org/ngoitruongdautien.html)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét