Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Chuyện người vợ Bahna của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc...

Chuyện người vợ Bahna của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc...
" Ơ BÀ YĂ ĐỐ ! "
...
Với nhãn quan tốt về quân sự, 3 anh em nhà Tây Sơn đã nhanh chóng nhận ra một vùng đất rộng lớn nằm phía tây đèo An Khê đầy tiềm lực để xây dựng nghĩa quân, tích trữ lương thực, chuẩn bị voi chiến, ngựa chiến cho cuộc khởi nghĩa của mình. Từ vùng "hạ đạo" (thuộc H. Tây Sơn, Bình Định), 3 anh em nhà Tây Sơn đã cùng tướng lĩnh vượt đèo An Khê lên mở căn cứ ở vùng "thượng đạo" này. Tại đây, Nguyễn Nhạc đã gặp và lấy một phụ nữ người Ba Na làm vợ, mà theo truyền khẩu bà mang tên Ya Đố (người Ba Na ở làng Đê H'Mâu - nay thuộc xã Đông, H. Kbang), còn người Kinh gọi bà là cô Hầu hay là cô Hầu đốc tướng. Biết người chồng miền xuôi của mình nuôi chí lớn, bà Ya Đố đã tham gia tích cực vào phong trào Tây Sơn, góp phần xây dựng lực lượng nghĩa quân. Cùng với dân làng, bà đã tìm đất khai hoang trong nhiều tháng trời, tạo thành cánh đồng rộng hơn 20 ha trồng lúa và cánh đồng đó ngày nay vẫn mang tên cánh đồng cô Hầu (nay thuộc xã Nghĩa An, H. Kbang)...
...
Trong thời gian ở với Nguyễn Nhạc, bà Ya Đố đã có mấy lần xuống miền xuôi lấy giống cam, chanh về trồng khắp làng mình. Tương truyền vườn cam ở Kon Hà Nừng (huyện K’Bang) có từ thời bấy giờ. Còn rừng mít ở trong dãy núi Kon Chơ Ví (xã Nghĩa An) cũng do bà Ya Đố trồng và đến nay ở đây vẫn còn nhiều cây mít cổ thụ.
Không biết cánh đồng Cô Hầu đã cung cấp được bao nhiêu lương thực nhưng lúc bấy giờ chính nó đã nuôi sống nghĩa quân Tây Sơn trong buổi đầu dấy nghiệp.
Nhờ sự giúp đỡ của Ya Đố, anh em Tây Sơn đã tìm đến Plei Sýt (xã Nam), Đê Tung (xã Đông, huyện K’Bang) mở rộng căn cứ. Truyền thuyết ở Đê Chơ Gang (nay thuộc xã Phú An, thị xã An Khê) còn kể Bok Nhạc thường xuyên vào đây nhiều lần và dừng chân trên hòn đá lớn bên bờ suối Chơ Ngang (tiếng Ba Na gọi là Thông Chơ Ngao). Sau này, ông Nhạc về xuôi, dân Đê Chơ Gang gọi hòn đá đó là đá ông Nhạc (tiếng Ba Na gọi là Tờ Mo Bok Nhạc).
Ya Đố và người dân Ba Na luôn trung thành với nhà Tây Sơn. Nhiều cụ già trong vùng kể rằng Gia Long sau khi tiêu diệt được nhà Tây Sơn đã đưa quân về đây đàn áp và bị người dân chống trả quyết liệt và họ đã rào làng để tự vệ trong một thời gian dài.
...
Sau khi lên ngôi, Nguyễn Nhạc đã sai quân lên đón bà Ya Đố về Quy Nhơn nhưng bà không thích về sống ở chốn phồn hoa đô hội mà ở lại với người dân Ba Na và sau đó mất tại đây.
Tương truyền ngọn núi Tơ Gu cao nhất trong vùng ở huyện K’Bang là nơi an nghỉ cuối cùng của bà Ya Đố. Đứng trên đỉnh núi này, bà Ya Đố có thể trông xuống Quy Nhơn, nơi Nguyễn Nhạc đóng đô.
Dân gian còn kể trong buổi lễ đưa tang bà, cả vùng núi đông chật người, voi, ngựa và tiếng cồng chiêng vang rền như sấm.
Trong tâm thức của đồng bào Ba Na ở đây, Ya Đố là nữ thần trong các chuyện kể, sử thi Ba Na. Trong buổi lễ hội lớn của một số Plei (làng) ở huyện K’Bang, cùng với tiếng cồng chiêng vang dội thì trong lời khấn của già làng thường có câu:
“Ơ thần núi, thần sông,
Ơ ông Bok Teng,
Ơ bà Ya Đố,
Lũ làng xin mời về...”.
(Trích theo "Ơ bà Ya Đố !” của Lữ Hồ đăng trên http://nld.com.vn/)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét