Xứ Thượng...
NHỚ BẾN NƯỚC BUÔN XƯA
...
Ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghĩa với làng. Người Tây Nguyên nói làng là những người cùng uống chung một nguồn nước. Xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ Pơthi là để người ta vĩnh biệt bến nước.
Ở một phương diện nào đó, bến nước đồng nghĩa với làng. Người Tây Nguyên nói làng là những người cùng uống chung một nguồn nước. Xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước, làm lễ Pơthi là để người ta vĩnh biệt bến nước.
Các dân tộc Tây Nguyên lập làng thường chọn nơi đất đai màu mỡ, vị trí đẹp, nhưng quan trọng nhất là có nguồn nước tốt. Nguồn nước ấy không chỉ tắm gội cho con người được trong sạch mà nó còn “tắm gội” cho hồn làng được tinh khiết, có như thế thần linh mới giúp dân làng mùa màng được tươi tốt, tránh được ốm đau bệnh tật.
...
Đặc điểm của sông suối ở Tây Nguyên là rất nhiều vực làm nên thác, và đá giữa dòng làm nên ghềnh. Thác và ghềnh đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên nhiều nét chấm phá, đầy vẻ trữ tình.
...
Đặc điểm của sông suối ở Tây Nguyên là rất nhiều vực làm nên thác, và đá giữa dòng làm nên ghềnh. Thác và ghềnh đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên nhiều nét chấm phá, đầy vẻ trữ tình.
Thật vậy, nếu lửa tượng trưng cho ý chí, cho dũng khí của người Tây Nguyên thì bến nước chính là sự dịu ngọt của tâm hồn, là nguồn mạch dạt dào của trái tim. Âm thanh gợi nhớ của người Tây Nguyên là cồng chiêng, hình ảnh gợi nhớ của họ là bến nước.
...
(Trích đoạn "Bến nước: Báu vật của buôn làng Tây Nguyên" của Đặng Văn Vũ đăng trên http://honvietquochoc.com.vn/)
...
(Trích đoạn "Bến nước: Báu vật của buôn làng Tây Nguyên" của Đặng Văn Vũ đăng trên http://honvietquochoc.com.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét