Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2016

CHÈO THUYỀN ĐỘC MỘC

Nét đẹp người phụ nữ M'nông mưu sinh trên Hồ Lăk...
CHÈO THUYỀN ĐỘC MỘC
Hồ Lắk, nơi có mặt nước hoang sơ và mang màu xanh ngọc. Đặc biệt hơn, chúng tôi được khám phá vẻ đẹp thơ mộng của hồ Lắk bằng chính những con thuyền độc mộc của người dân bản địa nơi đây. Ngồi trên thuyền, có thể nhìn thấy những chú cá bơi lượn dưới hồ, nghe tiếng cá đớp mồi giữa không gian trong lành, tĩnh mịch khiến du khách như chúng tôi trút bỏ hết những ưu tư, phiền muộn của cuộc sống đời thường... 
(Theo http://vietnam.vnanet.vn/)
...
Ngày xưa, để đẽo được một chiếc thuyền độc mộc, phải có một nhóm thợ từ 5 - 7 người là các thanh niên có sức khỏe, có tay nghề lặn lội vào tận rừng sâu, tìm các cây gỗ lớn có tuổi đời 30 - 40 năm, chiều dài cả chục mét, thân cây to cỡ vài người ôm để đốn hạ. Sau khi tìm được cây gỗ ưng ý, người thợ mới dùng các loại rìu, đục để khoét lòng thuyền cho sâu, đẽo mũi thuyền cho thon gọn, bào nhẵn cả mặt trong lẫn mặt ngoài, tất cả các công đoạn phải mất vài tuần mới hoàn thành. Để tạo ra một chiếc thuyền độc mộc đi lại trên sông đòi hỏi người thợ đẽo thuyền phải rất tỉ mỉ, tinh tường và biết tính toán đảm bảo con thuyền phải cân đối từ phần thân thuyền đến mũi thuyền, hai bên mạn thuyền, đáy thuyền để khi xuống nước không bị nghiêng, lật. Mỗi con thuyền cũng chính là một công trình, một tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người thợ là một nghệ sĩ đã dồn nhiều tâm huyết và cả thổi hồn đam mê vào đó. Sau khi chiếc thuyền được hoàn thành và hạ thủy, chủ nhà phải làm một cái lễ tạ ơn, trong đó bắt buộc phải có 1 con gà và 1 ghè rượu để cúng Giàng, khi cúng dùng tiết của con gà, một chút rượu tưới lên thuyền để tạ ơn Giàng và cầu mong cho chiếc thuyền được bền, vượt qua mọi sóng to, nước lớn và hôm đó cũng là ngày để trả công cho những người thợ đã tạo ra con thuyền … Trước đây, theo quan niệm của người dân các làng đồng bào bản địa, nhà nào có con thuyền lớn chứng tỏ gia đình đó khá giả, có của ăn, của để; nhà nghèo hơn thì chỉ đẽo được thuyền nhỏ.
Việc chèo thuyền độc mộc cũng không hề đơn giản, người lái phải vững tay chèo nhất là khi đi trên các đoạn sông có dòng nước chảy mạnh, xoáy, nhiều gềnh đá, rất dễ bị lật. Vì thế, ngày trước, trong gia đình, chỉ có chủ nhà và con trai cả là những người có sức khỏe, có kinh nghiệm đi sông nước mới được chèo thuyền. Thông thường, điều khiển một chiếc thuyền độc mộc có 2 người, người trước dùng tay chèo để lái cho thuyền đi đúng hướng và người sau dùng cây sào bằng thân lồ ô để đẩy thuyền đi nhanh hơn.
...
(Trích đoạn "Thuyền độc mộc ở Kon Tum - kiệt tác nghệ thuật trên sông" của A lê Khăm đăng trên samtuoingoclinh.com)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét