Huyện Krông Păk - Đăk Lăk...
ĐỒN ĐIỀN CÀ PHÊ CADA
Thế kỷ XIX, người Pháp đến Đông Dương, và các nhà khoa học của họ nhận ra Việt Nam và Lào có thể là nguồn cung cấp cà phê bổ sung cho Bờ Biển Ngà. Cây cà phê được trồng thử để theo dõi đầu tiên là trong Vườn Bách Thảo ở Sài Gòn vào năm 1865 và được đánh giá là hợp thổ nhưỡng. Sau đó vài năm, khoảng năm 1870, cà phê bắt đầu được trồng thành đồn điền ở Quảng Bình và Quảng Trị, đây là nơi trồng cà phê đầu tiên ở nước ta. Tuy nhiên, chất lượng cà phê không được đánh giá cao. Sau đó, cà phê được trồng thử nghiệm ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình và Sơn La, nhưng cũng không được đánh giá cao.
Khoảng năm 1890-1892, người Pháp tấn công các bộ tộc ở vùng Đak Lak hiện nay, và sau khi chiếm được, họ mở con đường từ Ninh Hòa lên Buôn Ma Thuột, nay là quốc lộ 26. Sau đó, họ tổ chức lập các đồn điền lớn, trong đó có cà phê. Những đồn điền cà phê đầu tiên ở Tây Nguyên là ở phía Đông Buôn Ma Thuột và Krông Păk ngày nay. Đó là sự khởi đầu cho cà phê Tây Nguyên.
Khoảng năm 1912-1914, Công ty Cao nguyên Đông Dương (Compagnie des Hauts Plateaux Indochinois - CHPI) và Công ty Nông nghiệp An Nam (Compagnie Agricote d'Asie - CADA) mới đầu tư trồng 260ha cà phê từ km 18 đến km 34 ven quốc lộ 21 (nay là quốc lộ 26). Đó là thời điểm cà phê được người Pháp chính thức trồng tập trung, quy mô lớn tại Buôn Ma Thuột. Cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá là ngon hơn hẳn cà phê Bắc Phi, và người Pháp tiến hành nhân rộng ra một vùng rộng lớn, phía Nam mở rộng đến Đăk Mil và Di Linh, phía Bắc mở rộng đến Kon Tum.
Đến năm 1925, có khoảng 30 đồn điền cà phê của Pháp được thành lập ở các vùng xung quanh Buôn Ma Thuột, mỗi đồn điền rộng từ vài chục đến hàng trăm hécta.
Trong "Địa chí tỉnh Darlac" ấn hành năm 1931, Mon Fleur đã mô tả đồn điền cà phê CADA - Công ty Nông nghiệp An Nam như sau: "Công ty Nông nghiệp An Nam có một nhượng địa rộng 8.000 mẫu tây, khai thác được 1.800 mẫu, trồng cà phê 1.000 mẫu, chè xanh 800 mẫu ... Công ty có những cơ xưởng lớn sửa chữa máy móc, nhà để xe, kho tàng, nhà ở của giám đốc, chủ đồn điền... tất cả đều rộng rãi, an toàn và có điện thắp sáng. Nơi ăn ở của công nhân bản xứ tập trung ở hai ngôi làng lớn là Ea Knuêc và Ea Yông. Các đồn điền đều có triển vọng tốt đẹp, cây cà phê được trồng và chăm sóc tốt...".
Chú thích: hai làng trên nay thuộc Krông Păk.
+ Trên quốc lộ 21 có :
-Đồn điền ô-giê (auger) ở km47, diện tích 136 ha;
-Đồn điền Mec-cu-ry (mercurio) km21, diện tích 222 ha;
-Đồn điền Vơ-rec-ken (vererkene) km42, diện tích 82 ha;
-Đồn điền Pa-đô-va-ni (padovani) km15, diện tích 160 ha;
-Đồn điền Hê-ri-ông (herion) km35, diện tích 35 ha;
-Đồn điền Ai-ten (aitain) km18, diện tích 22 ha;
-Đồn điền Ha-ghen (hagen) km16, diện tích 89 ha;
-Đồn điền Săng-tê (santé) km23, diện tích 39 ha.
-Đồn điền ô-giê (auger) ở km47, diện tích 136 ha;
-Đồn điền Mec-cu-ry (mercurio) km21, diện tích 222 ha;
-Đồn điền Vơ-rec-ken (vererkene) km42, diện tích 82 ha;
-Đồn điền Pa-đô-va-ni (padovani) km15, diện tích 160 ha;
-Đồn điền Hê-ri-ông (herion) km35, diện tích 35 ha;
-Đồn điền Ai-ten (aitain) km18, diện tích 22 ha;
-Đồn điền Ha-ghen (hagen) km16, diện tích 89 ha;
-Đồn điền Săng-tê (santé) km23, diện tích 39 ha.
(Trích theo "Quá trình hình thành và phát triển cà phê Buôn Ma thuột" đăng trên http://lehoicaphe.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét