Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

TIN LÀNH ĐĂK LĂK

Tôn giáo với miền núi...
TIN LÀNH ĐĂK LĂK
Theo các tài liệu lịch sử trong Hội Thánh, từ giữa thập niên 1920, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã có những nổ lực để truyền giáo cho các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên mãi đến năm năm 1932 Giáo sĩ Gordon Smith mới đến truyền giảng cho người Ê Đê (Ra Đê) tại Daklak. Ê Đê là một sắc dân thiểu số với dân số khoảng 330.000 người, sống phần lớn tại tỉnh Daklak và Gia Lai. Ê Đê là một dân tộc có trình độ văn hóa cao, có sử thi và có chữ viết nhưng rất tiếc cổ ngữ của người Ê Đê đã bị thất truyền.
Năm 1937 Truyền đạo Phạm Xuân Tín đến lo việc truyền giáo cho người Ê Đê và cũng giảng Tin Lành cho người Việt. Cùng với hoạt động truyền giáo, các nhà truyền giáo Tin Lành đã nghiên cứu đặt chữ viết mới cho người Ê Đê và biên soạn từ điển. Sau đó Thánh Kinh Tân Ước được phiên dịch ra tiếng Ê Đê (Ra Đê).
Theo tài liệu của Thánh Kinh Hội Anh Quốc và Hải Ngoại (BFBS) vào năm 1938, Ra Đê là ngôn ngữ thứ 1001 trên thế giới đã được phiên dịch Kinh Thánh. Một ấn bản đầu tiên của Phúc Âm Mác được in bằng tiếng Ra Đê được lưu giữ tại Thư Viện Thánh Kinh Hội tại Anh Quốc. Năm 2001, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Việt Nam với sự hổ trợ của Thánh Kinh Hội đã phát hành 20.000 Kinh Thánh Song Ngữ Ê Đê – Việt Nam tại Hà Nội.
Trước năm 1975, Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã thành lập Trường Kinh Thánh tại Ban-mê-thuột. Bên cạnh việc giáo dục thần học, Hội Thánh cũng thành lập bệnh viện giúp cộng đồng địa phương trong lĩnh vực y tế.
Phần lớn người Ê Đê hiện nay theo đạo Tin Lành. Theo một thống kê không chính thức, riêng tại tỉnh Daklak có khoảng 156.000 tín hữu Tin Lành, đang sinh hoạt tại 337 chi hội và điểm nhóm.
Châu Trân
Theo Bản Tin Tổng Liên Hội
Thư Viện Tin Lành
Tháng 12 năm 2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét