Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

ĐÈO MANG YANG

Núi đèo cao nguyên...
ĐÈO MANG YANG
Mang Yang là tên một con đèo nằm trên Quốc lộ 19 thuộc huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai, nối liền giữa hai tỉnh Bình Định và Gia Lai.
Amăng Yang theo tiếng Bahnar có nghĩa là Cổng trời. Bởi vì ở đây, người dân bản địa 100% là người Bahnar. Chính vì vậy tên đèo được gắn theo tiếng của người bản địa: Amăng nghĩa là Cổng, Yang nghĩa là Trời. Đèo không dài nhưng quanh co, uốn lượn. Độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên tới tận trời xanh.
...
Ngày nay, Amăng Yang được phủ một mầu xanh bạt ngàn của thông 3 lá. Nơi đây là một lý tưởng của ngững ai đến thưởng thức “nhạc gió” do ngàn trùng thông đem lại, âm hưởng du dương, êm đềm. Amăng Yang có hai mùa mưa, nắng mang đậm bản sắc Tây Nguyên, dọc hai bên đường quốc lộ, hoa cúc quỳ đua nhau khoe sắc với những đàn ong, bướm rừng tạo cho Amăng Yang một bức tranh hồn nhiên, trữ tình.
Từ đồng bằng lên Cao nguyên dừng trên đèo Amăng Yang lộng gió quý khách chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khỏi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của ngàn thông xanh biếc. Chiều chiều ngắm những hàng dài người dân bản địa lũ lượt gùi những gùi củi khô từ trên đỉnh đèo về làng tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động.
(Trích theo "AMĂNG YANG HÙNG VĨ" của Lê Hữu Phong đăng trênhttp://vhttdl.gialai.gov.vn/)
...
Như vậy, ngoài “cổng trời” trên Tây Nguyên, nếu đi khắp Việt Nam ta còn có dịp qua những “cổng trời” ở Quản Bạ trên cao nguyên đá Đồng Văn, “cổng trời” nằm trên đèo Kéo Cao của ngọn núi Phia Đây, có độ cao gần 1.000 m so với mặt biển tại Cao Bằng…
...
Có người lại gọi Măng Giang là dốc “Mang Rơi” vì khi qua đây là chấp nhận để tất cả những gì mình có “rơi” lại phía sau lưng và đương đầu với mọi khó khăn trước mặt ở phía bên kia dốc. Đó là tâm trạng của những người, vì cuộc sống đòi hỏi, phải lặn lội lên miền đất “khỉ ho, cò gáy” để mưu sinh.
Trong các đèo ở Tây nguyên thì có lẽ Măng Giang là nơi có nhiều tai nạn nhất trên quốc lộ 19 nên có biển báo “Đèo Măng Giang - Cua gấp nguy hiểm, lái xe chú ý giảm tốc độ”. Đường đèo khá rộng nhưng ngay tại đỉnh đèo có dốc thẳng đứng, nhiều bác tài lạ đường cứ nhấn ga bon bon, không kịp đề phòng khi gặp khúc cua gấp.
(Trích theo "Những cái tên bình dị về Núi & Đèo (2)" trong Nguyễn Ngọc Chính's Hồi Ức Một Đời Người)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét