BÀI 1: VỀ TÊN ĐỊA DANH BMT.
Mời bạn cùng thảo luận nhé.
Mời bạn cùng thảo luận nhé.
Bài này sẽ trả lời các câu hỏi:
- Vì sao người Pháp ghi địa danh này là “Ban Mé Thuot”?
- “Ban Mé Thuot” nghĩa là gì
- Tên địa danh “Buon Ma Thuot” xuất hiện khi nào?
- Cách gọi địa danh BMT của người Kinh
- Nguồn tham khảo
- Vì sao người Pháp ghi địa danh này là “Ban Mé Thuot”?
- “Ban Mé Thuot” nghĩa là gì
- Tên địa danh “Buon Ma Thuot” xuất hiện khi nào?
- Cách gọi địa danh BMT của người Kinh
- Nguồn tham khảo
Để hiểu vùng đất người BMT với nhiều điều huyền bí, ta thử bắt đầu bằng cái tên, và vì sao gọi tên ấy.
Theo thống kê sơ bộ hiện có gần 30 cách gọi/ghi chép về địa danh BMT, tùy theo người ghi chép/gọi tên địa danh này là người vùng nào, nước nào, văn hóa gì, ngôn ngữ ra sao, trình độ và cách tiếp cận địa phương này theo hướng nào… Nhưng qui tụ có 3 cách hướng gọi/ghi chép về địa danh này như sau:
- Cách gọi/ghi chép theo phát âm/hiểu của người Lào/Siêm
- Cách gọi/ghi chép theo phát âm/hiểu của người bản địa Rhadé
- Cách gọi/ghi chép theo phát âm/hiểu của người người kinh
Vùng đất người Thượng này đã có người Rhadé cư ngụ từ lâu và đã có những cái tên ban đầu, tuy nhiên địa danh này bắt đầu được ghi chép chính thức từ năm 1897 trong Báo cáo tình hình Đông Dương của chính phủ Pháp [1], và trên tờ Bản đồ Indochina Phương Đông 1902 [2] (trước tờ bản đồ 1905 của BMT), với cái tên “Ban Mé Thuot”. Trước đó Yersin đã đi từ hướng nam mới biết đến địa danh Darlac (Tac-lac) vào năm 1894 [3], ông chưa đến được địa danh BMT này vì bị tấn công.
Theo thống kê sơ bộ hiện có gần 30 cách gọi/ghi chép về địa danh BMT, tùy theo người ghi chép/gọi tên địa danh này là người vùng nào, nước nào, văn hóa gì, ngôn ngữ ra sao, trình độ và cách tiếp cận địa phương này theo hướng nào… Nhưng qui tụ có 3 cách hướng gọi/ghi chép về địa danh này như sau:
- Cách gọi/ghi chép theo phát âm/hiểu của người Lào/Siêm
- Cách gọi/ghi chép theo phát âm/hiểu của người bản địa Rhadé
- Cách gọi/ghi chép theo phát âm/hiểu của người người kinh
Vùng đất người Thượng này đã có người Rhadé cư ngụ từ lâu và đã có những cái tên ban đầu, tuy nhiên địa danh này bắt đầu được ghi chép chính thức từ năm 1897 trong Báo cáo tình hình Đông Dương của chính phủ Pháp [1], và trên tờ Bản đồ Indochina Phương Đông 1902 [2] (trước tờ bản đồ 1905 của BMT), với cái tên “Ban Mé Thuot”. Trước đó Yersin đã đi từ hướng nam mới biết đến địa danh Darlac (Tac-lac) vào năm 1894 [3], ông chưa đến được địa danh BMT này vì bị tấn công.
Vì sao người Pháp ghi địa danh này là “Ban Mé Thuot”?
Vùng đất BMT của người Rhadé này đã biết từ lâu với nhiều ghi chép trên bản đồ của Đại Nam, An Nam, nhưng ghi chung cho cả vùng đất. Chỉ khi người Pháp, cụ thể là Đại úy Cupet thám hiểm vùng đất này từ hướng tây từ hạ nguồn sông Serépok, và để khám phá các vùng đất mới họ phải cần sự hỗ trợ của người bản địa dẫn đường và đủ uy tính để thu phục các vùng đất mới. Và “người dẫn đường” đó không ai khác chính là Khunjonob (N’Thu, Y-Thu) một người Lào-M’nông, sau khi Cupet đến Ban-Don và thu phục ông ta. Và cũng nên nhớ rằng trước năm 1904 vùng đất này thuộc tỉnh Stung Treng của nước Lào. Do đó, các địa danh hành chính đều gọi theo cách của người Lào dù đó là vùng đất của người Rhadé, M’nông (Po Nong), Banar.. và cũng có sự hỗ trợ từ “người dẫn đường“ Khunjonob này mà các địa danh/tên người người Pháp ghi chép đều là cách phát âm/cách hiểu và đặt tên của người Lào như Mé-Sao, Mé-Wal, Mé- Kheune,…
Vùng đất BMT của người Rhadé này đã biết từ lâu với nhiều ghi chép trên bản đồ của Đại Nam, An Nam, nhưng ghi chung cho cả vùng đất. Chỉ khi người Pháp, cụ thể là Đại úy Cupet thám hiểm vùng đất này từ hướng tây từ hạ nguồn sông Serépok, và để khám phá các vùng đất mới họ phải cần sự hỗ trợ của người bản địa dẫn đường và đủ uy tính để thu phục các vùng đất mới. Và “người dẫn đường” đó không ai khác chính là Khunjonob (N’Thu, Y-Thu) một người Lào-M’nông, sau khi Cupet đến Ban-Don và thu phục ông ta. Và cũng nên nhớ rằng trước năm 1904 vùng đất này thuộc tỉnh Stung Treng của nước Lào. Do đó, các địa danh hành chính đều gọi theo cách của người Lào dù đó là vùng đất của người Rhadé, M’nông (Po Nong), Banar.. và cũng có sự hỗ trợ từ “người dẫn đường“ Khunjonob này mà các địa danh/tên người người Pháp ghi chép đều là cách phát âm/cách hiểu và đặt tên của người Lào như Mé-Sao, Mé-Wal, Mé- Kheune,…
Vậy chữ “Mé” có nghĩa là gì?
- Trong tiếng Lào: ແມ່: “Mé” ngoài nghĩa thông thường là: mẹ; đàn bà, nữ, con gái. Từ “mé” còn có nghĩa là: người đứng đầu, tổng tư lệnh, thủ lĩnh.
- Trong tiếng Lào: ບ້ານ: “Ban”: bản, làng, thôn
- Link tra cứu: vtudien[.com]/lao-viet
Như vậy
- Ban Mé Thuot: là đơn vị hành chính/ban/làng/buôn của thủ lĩnh Thuot (Mé Thuot/Ama Thuot)
- Ban Mé Sao: là đơn vị hành chính/ban/làng/buôn của thủ lĩnh Sao (Mé Sao/Ama Jhiao)
- Ban Mé-Wal: : là đơn vị hành chính/ban/làng/buôn của thủ lĩnh Wal (Mé Wal/nữ thủ lĩnh Wan, Wăm, Val…tùy theo chủ thể nghe và ghi chép lại là ai)
- Trong tiếng Lào: ແມ່: “Mé” ngoài nghĩa thông thường là: mẹ; đàn bà, nữ, con gái. Từ “mé” còn có nghĩa là: người đứng đầu, tổng tư lệnh, thủ lĩnh.
- Trong tiếng Lào: ບ້ານ: “Ban”: bản, làng, thôn
- Link tra cứu: vtudien[.com]/lao-viet
Như vậy
- Ban Mé Thuot: là đơn vị hành chính/ban/làng/buôn của thủ lĩnh Thuot (Mé Thuot/Ama Thuot)
- Ban Mé Sao: là đơn vị hành chính/ban/làng/buôn của thủ lĩnh Sao (Mé Sao/Ama Jhiao)
- Ban Mé-Wal: : là đơn vị hành chính/ban/làng/buôn của thủ lĩnh Wal (Mé Wal/nữ thủ lĩnh Wan, Wăm, Val…tùy theo chủ thể nghe và ghi chép lại là ai)
Tên địa danh “Buon Ma Thuot” xuất hiện khi nào?
Nhiều người (trong đó có tôi trước đây) đều nghĩ là tên địa danh “Buon Ma Thuot”(cách gọi địa danh BMT của người Ê-đê) này chỉ xuất hiện sau năm 1975 vì sự ưu tú của người Ê-đê trong công cuộc thống nhất đất nước, và vì người Ê-đe thật sự là người làm chủ của vùng đất này. Nhưng tôi đã sai, địa danh “Buon Ma Thuot” xuất hiện đầu tiên vào năm 1921 trong Bản tin của viện Nông học thuộc địa [4].
Nhiều người (trong đó có tôi trước đây) đều nghĩ là tên địa danh “Buon Ma Thuot”(cách gọi địa danh BMT của người Ê-đê) này chỉ xuất hiện sau năm 1975 vì sự ưu tú của người Ê-đê trong công cuộc thống nhất đất nước, và vì người Ê-đe thật sự là người làm chủ của vùng đất này. Nhưng tôi đã sai, địa danh “Buon Ma Thuot” xuất hiện đầu tiên vào năm 1921 trong Bản tin của viện Nông học thuộc địa [4].
Vì sao gọi là “Buon Ma Thuot” ?
Cách gọi này thì quá rõ ràng cho những ai đã ở và yêu quí vùng đất và con người vùng này :
- Trong tiếng Ê-đe, Buon : buôn, bản, làng
- Trong tiếng Ê-đe, Ma, Ama : cha, bố. Tôi cũng có nghi vấn trong tiếng Ê-đê cổ nghĩa Ama có nghĩa là thủ lĩnh/thống lĩnh không?
Như vậy : Buon Ma Thuot : Buôn/Bản/làng của Cha anh Thuot
Cách gọi này thì quá rõ ràng cho những ai đã ở và yêu quí vùng đất và con người vùng này :
- Trong tiếng Ê-đe, Buon : buôn, bản, làng
- Trong tiếng Ê-đe, Ma, Ama : cha, bố. Tôi cũng có nghi vấn trong tiếng Ê-đê cổ nghĩa Ama có nghĩa là thủ lĩnh/thống lĩnh không?
Như vậy : Buon Ma Thuot : Buôn/Bản/làng của Cha anh Thuot
Vì sao năm 1921 đã xuất hiện cách gọi này?
Dưới thời công sứ Pháp – L. Sabatier, người Ê-đê được ghi nhận nhiều và có những đóng góp lớn cho sự phát triễn của BMT, họ là người chiếm dân số đông nhất ở đây, tiếng nói của các vị thủ lĩnh lớn, và đặc biệt là họ đã được học hành (trường học cho người Ê-đê đã được mở từ nămh 1915), nên họ đã giúp người Pháp ghi chép lại các thông tin bản địa nơi đây. Và như một lẽ tự nhiên cũng như tính tự tôn dân tộc, cách gọi của họ cũng được phát ra và được ghi chép lại bởi chính những người Pháp, người mà đã được cộng đồng Ê-đê ngày đấy nuôi dưỡng đóng góp cho sự thực dân hóa (cũng như văn minh hóa) vùng đất này.
Dưới thời công sứ Pháp – L. Sabatier, người Ê-đê được ghi nhận nhiều và có những đóng góp lớn cho sự phát triễn của BMT, họ là người chiếm dân số đông nhất ở đây, tiếng nói của các vị thủ lĩnh lớn, và đặc biệt là họ đã được học hành (trường học cho người Ê-đê đã được mở từ nămh 1915), nên họ đã giúp người Pháp ghi chép lại các thông tin bản địa nơi đây. Và như một lẽ tự nhiên cũng như tính tự tôn dân tộc, cách gọi của họ cũng được phát ra và được ghi chép lại bởi chính những người Pháp, người mà đã được cộng đồng Ê-đê ngày đấy nuôi dưỡng đóng góp cho sự thực dân hóa (cũng như văn minh hóa) vùng đất này.
Cách gọi địa danh BMT của người Kinh
Như dòng chảy lịch sử, người Kinh xuất hiện sau cùng ở vùng đất này, sau người Lào/Siêm và Pháp nên cách gọi của người kinh cũng đến sau. Từ những cuối những năm 1910 đầu những năm 1920, khi người Kinh có mặt ở vùng đất này từ khoảng hơn chục người đến gần triệu người hiện nay, thì địa danh này cũng mang dấu ấn của người Kinh bằng chữ quốc ngữ cũng xuất hiện. Đầu tiên đó là sự Việt hóa cách viết của người Pháp/Lào rồi đến Việt hóa cách phát âm của người Ê-đê. Từ cách gọi Ban Mê Thuột/Ban Mê Thuật đến Buôn Ma Thuột hiện nay.
Như dòng chảy lịch sử, người Kinh xuất hiện sau cùng ở vùng đất này, sau người Lào/Siêm và Pháp nên cách gọi của người kinh cũng đến sau. Từ những cuối những năm 1910 đầu những năm 1920, khi người Kinh có mặt ở vùng đất này từ khoảng hơn chục người đến gần triệu người hiện nay, thì địa danh này cũng mang dấu ấn của người Kinh bằng chữ quốc ngữ cũng xuất hiện. Đầu tiên đó là sự Việt hóa cách viết của người Pháp/Lào rồi đến Việt hóa cách phát âm của người Ê-đê. Từ cách gọi Ban Mê Thuột/Ban Mê Thuật đến Buôn Ma Thuột hiện nay.
Thống kê các tên gọi của BMT : Ban Mé Thuot, Ban Méthuot, Buon Ma Thuot, Ban Ma Thuot, Ban Mé Truot, Ban Mê Thuật, Ban Mê Thuộc, Ban Mê Thuột, Buôn Ma Thuật, Buôn Ma Thuột, Ban Ma Thuột, Буон Ма Туот, 邦美蜀, バンメトート, บ้านแม่ทวด, ບ້ານແມ່ທຸກ….
Nguồn:
[1] Situation de l'Indochine française de 1897-1901, trang 455
[2] Bản đồ đính kèm
[3] Le Constitutionnel 1 jullet 1894, trang 1
[4] NuméroL'Agronomie coloniale : bulletin mensuel du Jardin colonial, trang 112
[1] Situation de l'Indochine française de 1897-1901, trang 455
[2] Bản đồ đính kèm
[3] Le Constitutionnel 1 jullet 1894, trang 1
[4] NuméroL'Agronomie coloniale : bulletin mensuel du Jardin colonial, trang 112
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét