Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

LÀNG BUÔN CHUÊ (TỪNG LÀ KHU THỰC NGHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN) *yanbhangmrao12@gmail.com

Vào khoảng năm 1953, ông quan huyện (Khua Krĭng) Y Bhe Mkang tên thường gọi Aê H' Miêl lên thăm làng Buôn Chuê (Ƀuôn c̆uê) đang cưỡi voi qua đầm lầy... vì có người đẹp vợ út của ông ở đây!
LÀNG BUÔN CHUÊ
(TỪNG LÀ KHU THỰC NGHIỆM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN)
*yanbhangmrao12@gmail.com
Theo nguồn gốc sử liệu già làng kể lại: Buôn Chuê hay Buôn Chuôi đúng từ gọi bản xứ là " Ƀuôn c̆uê ". Trước đây thuộc xã Dur Kmăn, đến vào năm 2003 được tách ra thành xã Băng Adrênh, thuộc địa phận huyện Krông Ana, tỉnh Dak Lak.
Buôn Chuê được thành lập vào cuối thế kỷ XVI. Và đến năm 1962 có chiến tranh liên miên, Việt Nam Miền Nam, Việt Nam Miền Bắc, Mỹ, Fulro chiến tranh không ngừng, sau đó Buôn Chuê được chuyển về Buôn Êa Khit lúc này Buôn Krang cũng tập trung cùng Buôn Chuê tại Buôn Êa Khit và hai buôn được đặt tên thành" Buôn Chuê Krang". Lúc đó Buôn Chuê Krang cũ năm ngày ngã tư đường đi drai Êa Khit và Kim Châu bây giờ. và đến năm 1987 Buôn Chuê trở về lại Buôn Chuê, và Buôn Krang về lại Buôn Krang nhưng bây giờ nhiều người cứ nghĩ Buôn Chuê và Buôn Krang là một Buôn, vì trước đây họ từng tập trung một chỗ tại làng Buôn Êa Khit, và sau đó Buôn Chuê và Buôn Krang họ về lại làng cũ để tiếp tục gây dựng buôn và một số chỉ đi làm rẫy vẫn sống tại làng Buôn Êa Khit bây giờ, vì lúc đó chính quyền cấm đi lại do sợ tiếp xúc đi theo Fulro, cho rằng họ hổ trợ lương thực cho nhóm Fulro cho nên chính quyền không đồng ý, nhưng họ vẫn kiên quyết muốn gây dựng lại Buôn, dẫu chính quyền phản đối điều đó.
Buôn Chuê cũ nằm bên phía nông trường cà phê nhà nước cho người dân Bắc hiện nay gọi là khu "xâm canh".
Xâm canh nghĩa là: Người từ nơi khác trồng trọt trên đất không thuộc địa phận của mình.
Một dân tộc Bắc đi di cư canh tác một cách tự do và chiếm luôn Buôn Chuê cũ ( Ênguôl hđăp - Buôn Chuê Hđăp) và dân Bắc đã thành lập làng và khu canh tác của họ, và bác Y Ngông Niê Kdăm thấy sự tranh chấp như vậy nên đã đặt tên làng dân Bắc này năm 1999 gọi là khu Xâm Canh.
Vào năm 1999 ông Y Ngông Niê Kdăm đã lấy Buôn Chuê là điểm thí nghiệm của trường Đại Học Tây Nguyên. Và ông rất quan tâm và muốn gây dựng buôn chuê là một buôn văn hóa và là điểm có khu du lịch Văn Hóa Nhà Dài Truyền Thống Dân Tộc Êđê tại Băng Adrênh. Và ông hứa sẽ phát cho bà con mỗi già đình 2 còn bò và có nhà dài Truyền Thống.
Nhưng mọi lời nói của Bác Y Ngông đều không thực hiện được vì chính quyền đã chuyển đổi ông bầu làm trong bộ máy Trung Ương, và từ đó ông không còn liên lạc và ghé thăm Buôn Chuê nữa, và đến vào năm 1997 Buôn Chuê hoàn toàn trở thành khu di cư tự do của dân tộc phía bắc sinh sống công an bộ đội không chế người dân. Rừng bị tàn phá đất đai người bản xứ bị chiếm đoạt và văn hóa cũng mất đi.
Vào năm 2002 người dân Buôn Chuê lên tiếng muốn về làng cũ để lập lại Buôn, nhưng Yuăn Bắc chống cự xâm chiếm, người bản xứ không chống trả được do có sự hậu thuẫn từ chính quyền. Và người dân Buôn Chuê đành chịu làng mới bây giờ, và gây dựng thành lập lại. Vùng đất mới bây giờ là một khu đất trắng pha cát,gần đỉnh đồi C̆ư̆ Kti, nơi đây làm cho người dân buôn chuê không thể trồng hoa màu được, họ mất đi mảnh đất tổ tiên, ngồi làng, mất đi khu đất đỏ bazan và mất đi nước đầu nguồn ( Akŏ Kpin Êa) một hồ nước trong xanh. Họ đành chịu đựng và xây dựng lại một ngồi làng Buôn Chuê mới.
Trước đây Buôn Chuê cũng là một Buôn có danh tiếng nhiều thú rừng, có ích lợi về săn bắn, rất nhiều nước ngoài tìm đến, Nơi đây là nơi có địa danh nổi tiếng là Băng Adrênh có truyện sử tích của người Êđê, và các đại danh Tac̆ Prong, Tac̆ Klông, C̆ư̆ Mlâo...
Vào khoảng năm 1953, Ông Jean Marie Duchange người Pháp cùng ông quan huyện (Khua Krĭng) Y Bhe Mkang tên thường gọi Aê H Miêl là người dân tộc Mnông lên thăm làng Buôn Chuê (Ƀuôn c̆uê) đang cưỡi voi qua đầm lầy nước đầu nguồn ''Akŏ Sơ̆ng Mlơ̆ng'' chỗ làng cũ và được Jean Marie Change chụp ảnh, lúc đó ông quan huyện vận chuyển lương thực đến thăm Buôn Chuê trao đổi vật dụng, thực phẩm cho bà con, dân làng, và ông quan huyện tiện thể vào thăm vợ út của ông là Aprong Hương tại nơi đây. Và ông đã dẫn người Pháp là một nhà bác sĩ tên là Jean Marie Duchange đi theo cùng. và được Jean Marie Duchange chụp ảnh ông trên lưng voi vượt qua suối ''Akŏ Sơ̆ng Mlơ̆ng''. Thời gian đó Tây Nguyên đang là khu tự trị, ông đến Tây Nguyên vào khoảng năm 1952-1955 thuộc Hoàng Triều Cương Thổ ( Pays Montagnard du Sud Indochinois) dưới sự lãnh đạo quản lý vùng đất được người Pháp trao quyền quản lý cho Vua Bảo Đại vào ngày 30 tháng 5 năm 1949 và giải thể vào ngày 11 tháng 3 năm 1955, Hình ảnh vào năm 1952-1955 đang thuộc quyền cai trị của Vua Bảo Đại do bác sĩ Jean Marie Duchange trong chuyến công du tại Tây Nguyên, và ông đã chụp hơn 200 bức ảnh về cuộc sống người Tây Nguyên, và được lưu giữ rất nhiều về bức ảnh ông chụp trong nhà bảo tàng Hà Nội và bảo tàng Dak Lak.
Xin mọi người hãy bổ sung thêm.
Và gửi qua email: yanbhangmrao12@gmail.com
Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét