Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Sông An Cựu nắng đục mưa trong

"Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong
Dẫu ai ăn ở hai lòng
Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng"
SÔNG AN CỰU
An Cựu là tên một con sông nhỏ, chi lưu của sông Hương, ở phía Nam kinh thành Huế. Sông có nhiều tên gọi như Lợi Nông, Phủ Cam, Đại Giang, Hà Tự, Cống Quan, tên phổ biến ở Huế là sông An Cựu...Tuy nhiên lúc này sông còn nhỏ, nhiều đoạn cạn hẹp. Năm Gia Long 13 (1814)... nhà vua đã cho khơi đào thêm sông An Cựu và cho đắp đập Thần Phủ ở phía dưới để lấy nước tưới tiêu, rửa mặn cho hành vạn mẫu ruộng ở khu vực này. Năm Minh Mạng thứ 2 (1821), sông An Cựu được đổi tên thành sông Lợi Nông. Bia đá khắc tên này vẫn còn. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835) khi đúc Cửu Đỉnh, hình ảnh và tên sông đã được khắc vào Chương Đỉnh.
Theo truyền thuyết thì đầu thế kỷ 19, khi sơn hà xã tắc đã thống nhất, cùng với việc kiến thiết xây dựng kinh đô, củng cố triều chính, phát triển kinh tế, vua Gia Long đã sắc cho Bộ Công đào sông An Cựu theo ước nguyện của dân trong vùng. Lúc đó dòng sông được khơi thông từ vũng eo dưới mũi cồn Giã Viên. Nhưng do khơi dòng đúng vào nơi hang động của một con thuồng luồng khổng lồ nhiều năm ẩn dật dưới lòng sông Hương làm cho hang động của nó bị lộ ra, do vậy mà mỗi khi trời nắng, thời tiết nóng không chịu được nó trở nên dữ tợn, vẫy vùng, khuấy đảo phù sa, làm đục ngầu cả dòng nước nguồn, chính vì vậy mà sông An Cựu trở nên đục vào những ngày nắng. Còn những ngày mùa thu, tiết trời mát mẻ, thuồng luồng nằm im trong hang động, dòng sông không bị khuấy đảo, nước sông An Cựu trở nên trong vắt như mặt nước Hương Giang.
Trên thực tế, thì dòng sông này là dòng sông đào nhận nước từ sông Hương trong xanh chảy về Phá Hà trung và ra biển nên ngay cả những ngày mưa nước vẫn ít khi đục vì không có nước nguồn trên núi chảy về. Trái lại, mùa nắng hạn, nước sông cạn, có khi cạn gần đến đáy sông và lại có màu vàng đục của lớp phù sa dưới đáy. Ngoài ra còn có một cách giải thích khác nữa... Sở dĩ sông An Cựu nắng đục mưa trong là do dưới lòng sông chứa một hàm lượng lớn nguyên tố sắt, vào mùa nắng sông cạn nước, nhiệt độ lên cao do đó xảy ra phản ứng khử tạo ra oxit sắt kết tủa có màu nâu đỏ, chính hàm lượng oxit sắt này lơ lửng trong dòng nước đã làm cho nước sông có màu đục ngầu. Đến khi trời lạnh lớp oxit sắt này lắng xuống nên dòng sông lại trong xanh... Cách lý giải này mặc dù chưa được kiểm chứng nhưng có một chi tiết liên quan đến nó, đó là một trong những cây cầu bắc qua dòng sông này có tên là cầu Kho rèn ... Phải chăng theo cách gọi tên cây cầu như vậy thì nơi đây xưa kia đã có một Kho rèn hoặc một lò rèn lớn hoạt động, như vậy liệu có phải vùng đất ở đây có sắt hoặc giả sắt từ lò rèn này mà trôi xuống lòng sông?
Cho đến bây giờ thì dòng sông An Cựu, không chỉ nắng đục mà mưa nước vẫn đục. Đất đai từ các cống rãnh hàng năm vẫn đổ xuống dòng sông...
(Trích từ nguồn http://dulichhue.com.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét