Tháp Champa được xây dựng trên mọi vùng đất Tây Nguyên... Hiện nay, còn lại duy nhất là tháp Yang Prong trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.
HUYỀN BÍ THÁP CỔ GIỮA RỪNG GIÀ EA SUP
Tháp Yang Prong hiện tọa lạc trong một cánh rừng thưa, gồm những cây cổ thụ (cây săng lẻ), thuộc địa phận xã Ea Rok, huyện Ea Sup, tỉnh Đăk Lăk.
Nhìn trên bản đồ, tháp nằm ở phía tây tỉnh ĐăkLăk, gần biên giới Việt Nam – Campuchia. Cánh rừng thưa, nơi tọa lạc của tháp, nằm trải dài bên bờ sông Ea Hleo, quanh năm đầy nước, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thoáng đãng, màu xanh cây lá quanh tháp phủ dày suốt bốn mùa.
Căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XIII, tương ứng với triều đại vua Chăm lúc đó là Jaya Sinhavarman III, tương ứng với triều đại nhà Trần của nước Đại Việt ở phía bắc. Tháp Chăm đương nhiên do người Chăm xây dựng, nhưng về những sự kiện lịch sử gắn với việc xây dựng tháp thì đang còn tồn tại các giả thuyết khác nhau.
Sau đây, chúng tôi nêu các giả thuyết được đề cập tới trong hồ sơ di tích của Bảo tàng tỉnh ĐăkLăk được soạn thảo vào năm 1990:
- Cuộc chiến tranh giữa Chiêm Thành và Chân Lạp đã diễn ra vào khoảng nửa đầu thế kỷ XII với những cuộc giao tranh ác liệt. Cuộc chiến tranh mở rộng lên vùng rừng núi Tây Nguyên. Người Chăm đã chiến thắng và thống trị vùng đất Tây Nguyên. Sự có mặt của người Chăm ở Tây Nguyên là hệ quả của cuộc chiến tranh này và họ đã xây dựng nên tháp Yang Prong.
- Vào cuối thế kỷ XIII, quân Nguyên-Mông xâm lược Chiêm Thành, người Chăm phải di tản lên vùng rừng núi phía tây, trong đó có Tây Nguyên để lánh nạn.
- Do giao lưu kinh tế (trao đổi sản vật giữa đồng bằng và Tây Nguyên) diễn ra từ thế kỷ thứ V, người Chăm di cư tự nhiên đến Tây Nguyên.
Sự có mặt của người Chăm ở Tây Nguyên được minh chứng không chỉ bởi tháp Yang Prong mà còn bởi một số phế tích khác trong các lưu vực sông Sê San và sông Ba...
...
...
( Trích theo "THÁP CHĂM YANG PRONG VÀ HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC VĂN HOÁ" của PGS.TS.Trần Đức Ngôn đăng trên http://vanhoahoc.vn/.)
...
...
( Trích theo "THÁP CHĂM YANG PRONG VÀ HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC VĂN HOÁ" của PGS.TS.Trần Đức Ngôn đăng trên http://vanhoahoc.vn/.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét