Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

NHẢY SẠP LÀNG THÁI

Sòn sòn... sòn đô sòn
Sòn sòn... sòn đô rê
NHẢY SẠP LÀNG THÁI
Muốn tổ chức múa sạp, người ta phải chuẩn bị hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái, cùng đó là nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa. Hai chiếc sạp cái đặt cách nhau một khoảng rộng vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cặp sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay, tạo thành dàn sạp. Sạp được đặt trên một khoảng đất trống, bằng phẳng và cũng đủ chỗ không chỉ cho những người tham gia múa mà còn có chỗ để nhiều người đứng thưởng thức, cổ vũ, hoặc là tham gia nhảy múa nếu có hứng thú.
Người tham gia thường là nam nữ trong bản, chia làm hai tốp: một tốp đập sạp còn một tốp nhảy sạp. Người ta cũng có thể luân phiên nhau múa hoặc đập sạp. Với những người đập sạp phải rất đều tay, tốc độ ban đầu chậm rãi nhưng sau có thể nâng dần lên, khiến các bước nhảy khó dần và cũng từ đó mà hấp dẫn hơn. Người nhảy sạp phải chứng tỏ được sự khéo léo của mình, theo đúng và kịp tiết tấu của người đập sạp. Nhanh quá hoặc chậm quá cũng đều hỏng cả vì chân sẽ đạp vào sạp.
Người ta không quy định có bao nhiêu người đập sạp và bao nhiêu người nhảy sạp. Càng đông càng vui...
***
Làng Thái (thôn 1, xã Hòa Phú, TP.BMT) có trên dưới 300 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Thái chiếm đến 80%. Người Thái ở Hòa Phú chủ yếu là từ các tỉnh vùng Tây Bắc như: Sơn La, Lai Châu... di cư đến, sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp như chăn nuôi, trồng điều, mía, cà phê, lúa nước…Và họ mang những phong tục, truyền thống lễ hội của người Thái đến với quê hương mới, góp thêm một nét văn hóa đặc sắc cho phố núi cao nguyên…
...
(Trích theo nguồn http://baodaklak.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét