Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

ČƯ M'GAR (Núi Hoa), Quảng Nhiêu xưa, ĐăkLăk.

Trò chuyện cùng núi lửa... trên cao nguyên xứ Thượng.
ČƯ M'GAR (Núi Hoa), Quảng Nhiêu xưa, ĐăkLăk.
Theo đồng bào người bản địa Êđê, Cư M’gar – Núi Hoa, là tên ngọn núi lửa đã tắt từ lâu, vết tích hiếm hoi của núi lửa trên vùng Tây Nguyên từ hàng nghìn năm trước. Qua năm tháng, dân địa phương dần quen với tên gọi -Đồi Cư M’gar. Ngọn đồi nằm tại trung tâm huyện, cách trung thành phố Buôn Ma Thuột 20 km về hướng Đông Bắc, là địa danh trọng yếu, gắn liền với tâm thức, đời sống và lịch sử của người dân vùng đất trù phú Cư M’gar này.
Tư liệu khoa học về ngọn núi lửa này hầu như không có. Có thể, do ngọn núi lửa nhỏ, đã ngưng hoạt động từ lâu, lại nằm heo hút ở vùng sâu...
*Đ’hùng Café (Quảng Hiệp, Cư M’gar).
***
Tôi đi lang thang khắp miền Trung, Tây Nguyên, ra với nhiều hòn đảo xinh đẹp, không dặn lòng điều gì đâu, thế mà lúc nào cũng vẩn vơ nương theo vẻ đẹp kỳ ảo của các ngọn núi lửa đã tắt để rồi ao ước. Ao ước giá như chúng ta biết cung cách tổ chức tua tuyến du lịch, tua tuyến du khảo “học mà chơi chơi mà học” nhằm đánh thức các giá trị của những ngọn núi lửa đã từng phun trào, các thành tạo do núi lửa. Núi lửa, thỉnh thoảng nó vẫn biến thành những Hỏa Diệm Sơn ma quái, thiêu đốt, giết chóc nhiều ở nhiều vùng đất trên địa cầu. Dòng dung nham nghìn độ tuôn chảy, cùng những cột khói đen kịt bầu trời, mặt đất, mặt biển của núi lửa luôn quyến rũ sự du thám mạo hiểm của nhiều người trên khắp hành tinh. Đó là một vẻ đẹp chết người, là thứ “nhan sắc” ăn thịt người; do thế, đánh thức các ngọn núi lửa đã tắt (để nó phun trào) là một việc làm đáng nguyền rủa. Nhưng, ở một miền đất tràn ngập các dấu tích núi lửa như Việt Nam, mà kể chuyện núi lửa cho người dân nghe, hầu như ai ai cũng coi là thứ hoang đường bịa tạc, thì kể cũng đáng tiếc lắm thay. Nếu biết được những kiến thức sơ đẳng về núi lửa, bạn sẽ lý giải được quá nhiều (nếu không nói là hầu hết) các hiện tượng, cấu tạo, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo, cảnh quan ngoạn mục mà mình vẫn hằng gặp.
...
...
Núi cao, cái miệng núi hình chóp nón… ngược. Nghĩa là núi nhô cao như cái nón úp xuống mặt đất, nhưng đỉnh núi bị chặt cụt, từ đoạn cụt đó, miệng núi hõm xuống như trôn bát, tròn xoe. Đó là cái cửa để nham thạch bị nung chảy từ trong lòng quả đất phun lên, nó phun hình tròn, phun đầy thì đẩy vỡ miệng núi (hình nón úp), tràn ra theo một cái cửa, giống như cảnh cháo loãng chảy ra khi cái nồi nấu cháo bị vỡ một miếng ở gần tay quai. Nếu đi trên máy bay, nhìn xuống, bạn sẽ thấy dòng cháo (dung nham núi lửa) chảy ra khỏi cái nồi sôi lục bục khổng lồ của núi lửa ... dòng cháo đông kết thành các thung lũng vân vi, thành một ngọn núi kỳ quan hình chóp nón cụt rỗng ruột. Tây Nguyên, dọc Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, có hàng chục ngọn núi hình chóp nón như vừa phác thảo. Xung quanh núi, tràn ngập đất đen như tro than, đất đỏ ba-dan, những viên đá xốp như bọt biển màu đen, nhẹ bẫng như tàn than tro của một vụ cháy kinh hoàng (tiêu biểu như núi Cư M’Gar, núi Đắc Min...).
...
...
(Trích theo "Trò chuyện với núi lửa ở Việt Nam" của Đỗ Lãng Quân đăng trên http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét