Bài học thuộc lòng ngày xưa...
MIỀN TRUNG BI BÃO LỤT
Miền Trung bị bão lụt
Người vật của tiêu hao
Em nghe mẹ khuyên bảo
Con nên giúp đồng bào
Em soạn chiếc áo ấm
Vội vã gởi ra Trung
Chiếc áo không đáng giá
Nhưng gói trọn tình thương.
...
Người vật của tiêu hao
Em nghe mẹ khuyên bảo
Con nên giúp đồng bào
Em soạn chiếc áo ấm
Vội vã gởi ra Trung
Chiếc áo không đáng giá
Nhưng gói trọn tình thương.
...
Từ bé, ba má tôi dạy rằng phải nhường cơm, sẻ áo cho những người khốn cùng. Không tham khi lượm được của rơi. Những bài tôi học trong trường thường mang những nội dung về tấm lòng nhân ái, giúp người như là “thấy người già, người tàn tật, người mù không băng qua đường được thì phải giúp đỡ. Lên xe, thấy đàn bà có thai, trẻ em, người già thì phải nhường ghế cho họ ngồi.” Có bài thơ tôi nhớ nhất là bài: “Miền Trung Bị Bão Lụt” trong sách giáo khoa thư ...
Suốt năm năm học tiểu học, tôi được huấn luyện trở thành một công dân nhỏ. Tôi không còn đi học trễ, nhõng nhẽo, ăn quà vặt dọc đường. Tôi không dám cãi nhau với bạn học, không băng qua đường trái quy định. Mỗi sáng vào lớp phải đứng xếp hàng. Ai thấp đứng trước, cao đứng sau và đi từng hàng một vào lớp. Khi cô giáo vào lớp, cả lớp phải đứng dậy chào. Lớp trưởng ra lệnh và tất cả đồng thanh nói “Chúng em xin kính chào cô.” Nội quy trong trường rất nghiêm ngặt buộc những đứa nghịch ngợm, phá phách nhất cũng phải tuân theo.
Lớp Một thì chúng tôi học nhiều về Tập Viết, Tập Đọc, Chính Tả, Vệ Sinh Thường Thức, Toán…Lớp Ba trở lên ngoài những môn học như Toán, Tập Đọc, Tập Làm Văn, Thường Thức, Thủ Công, Tập Viết, Sử, Địa...Chúng tôi còn được dạy về môn Công Dân Giáo Dục. Bộ môn nầy không đi sâu vào vấn đề chính trị mà chỉ giáo dục hướng dẫn học sinh các luật lệ và ứng xử của một công dân trong cộng đồng xã hội văn minh. Môn Công Dân Giáo Dục không hề dạy chém giết, thù hận, trả thù, tranh đấu, chính trị…mà chỉ đơn giản dạy chúng tôi cách sống làm người như thế nào để có thể trở thành một công dân tốt, có ích cho gia đình, xã hội và đất nước.
(Trích đoạn BÀI HỌC VỠ LÒNG của Mây Ngàn Phương đăng trên vanchuongviet)
***
Mẹ vẫn còn nhớ mãi bài học thuộc lòng từ ngày còn học tiểu học:
Miền Trung bị bão lụt
Người, vật, của tiêu hao
Em nghe mẹ khuyên bảo
"Con nên giúp đồng bào"
Em soạn chiếc áo ấm
Vội vã gởi ra Trung
Chiếc áo không đáng giá
Nhưng gói gọn tình thương.
Miền Trung bị bão lụt
Người, vật, của tiêu hao
Em nghe mẹ khuyên bảo
"Con nên giúp đồng bào"
Em soạn chiếc áo ấm
Vội vã gởi ra Trung
Chiếc áo không đáng giá
Nhưng gói gọn tình thương.
Bài học nầy mẹ đã làm hành trang vào đời và không bao giờ quên. Chữ tình thương tuy đơn sơ nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa và cao cả.
Tình thương luôn là hạt giống tốt nhất nẩy mầm trong những tâm hồn cao quý. Tình thương còn là sự chia xẻ của những người trong một gia đình, giữa ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, làng xóm v..v...
Tình thương còn bao trùm trong xã hội, quốc gia và rộng lớn hơn là thế giới. Nơi nào có tình thương nơi đó thù hận, ganh ghét, tranh chấp, tham vọng, chiến tranh... sẽ tàn lụi không có đất để sinh sôi nẩy nở.
Do đó, khi ta có cơm ăn áo mặc hãy chia xẻ chén cơm manh áo với người cùng khổ. Khi ta thấy kẻ hoạn nạn, phải đưa một cánh tay ra nâng đỡ.........
( Trích trong LỜI CHO CON của Phong Thu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét