Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

BẾN NƯỚC NGŨ BỒ (Kịch thơ của Hoàng Công Khanh)

Vào thời Lam Sơn Tụ Nghĩa, sông Ngũ Bồ được xem là con sông chia đôi biên giới Chiêm - Việt...
BẾN NƯỚC NGŨ BỒ
(Kịch thơ của Hoàng Công Khanh)
Bến nước Ngũ Bồ được đặt trong bối cảnh vào đầu thế kỉ XV, đất nước ta bị dày xéo bởi nạn giặc Minh phương Bắc, Lê Lợi chiêu tập anh hùng hào kiệt ở rừng núi Lam Sơn – Thanh Hóa để chống quân xâm lược. Nhằm tăng thêm binh lực, Lê Lợi đã phái người em họ Lê Liêm - một tráng sĩ yêu nước - sang Chiêm Thành để lôi kéo những nghĩa sĩ Việt còn ẩn náu bên đó từ khi Hồ Quý Ly thất trận, trở về Tổ quốc, giúp ông đánh giặc cứu nước. Gánh vác trọng trách trên vai, Lê Liêm lên đường ra đi. Để đến được Chiêm quốc, Lê Liêm phải vượt sông Ngũ Bồ - con sông chia đôi biên giới Chiêm - Việt. Ở đây, việc vượt Ngũ Bồ giang, sang Chiêm quốc là nhiệm vụ của Lê Liêm, nhưng lại trở thành hoàn cảnh khách quan tác động vào các nhân vật trong kịch và là căn cứ để các nhân vật trong kịch bộc lộ tâm lí, tình cảm, tính cách, hành động của mình.
...
Cảnh Bến Sông - Phần 1
Lau lách vi vu bốn bề, một gốc cây già nghiêng bóng trước sân, trên đã treo sẵn một tờ cáo thị. Âm nhạc buồn man mác...
...
Một lòng vì nước non, một lòng cùng Bình Định Vương
Mong mây tan gió lộng, cờ Lam Sơn phất cao giữa rừng
Đò ngang đón đưa bao lần, từ quan san những trang hùng anh
Về nơi đất thiêng hội thề, cùng chung tay đuổi xâm lăng ngày mai
Chiều nay cũng như bao chiều, chờ mong ai chiều tím trong lòng ta…(tiếng vó ngựa văng vẳng)
TRINH - (mừng rỡ) Tiếng vó ngựa rủi dung ngoài dặm cỏ, phải chăng ……(im lặng, buồn bã) Có lẽ nỗi chờ đợi đã trở thành khát vọng, nên … ta mới nghe lầm. (giở trong áo ra tờ cáo thị) Cáo thị của triều đình đã đến từ mấy hôm nay, mà người, sao vẫn bặt vô âm tín ? Đường phiêu dạt một mình lẩn trốn, chắc người phải vượt qua lắm nỗi gian truân….(thở dài, ngắm người trong tờ cáo thị) Lê Liêm, chàng là tội phạm của triều đình, nhưng trong lòng tôi, chàng là tráng sĩ.
...
...
Trinh - À … là khách muốn sang sông, có phải ?
Liêm - Phải. Tôi là khách lỡ đường. Xin nàng cho tôi bầu rượu nóng.
Trinh - (lấy rượu đem ra, mắt vẫn dò xét người lạ mặt) Đây rượu quê nghèo, cất bằng hoa và men lá biên khu, xin mời người thưởng thức chút công phu.
LIÊM - Cảm ơn nàng. Ta không ngờ, nơi mảnh đất kỳ cùng biên giới, lại có một lữ quán ấm áp bình yên. Người cất công ủ cho rượu đượm hơi men, và chờ đợi ….
TRINH - Một chàng tráng sĩ.
LIÊM - Hận quá ! Tôi chỉ là khách lữ, đang lỡ đường và muốn được sang sông.
TRINH - Người muốn sang sông ư ? Nhưng triều đình đã ra lệnh phong tỏa Ngũ Bồ giang, để tìm bắt những người ... theo quân phản loạn.
Liêm - Nhưng ta đâu phải là kẻ theo quân phản loạn ?
TRINH - Thật vậy ư ? Là khách lữ, lại càng không có cách để sang sông. Thôi, rượu nghiêng vò rót cạn bóng chiều nghiêng, người nâng chén, cho ấm lòng lữ khách. (vào)
LIÊM - (uống rượu, intro lý chiều chiều) Rượu uống mãi không khuây lòng lữ thứ, uống làm chi ? Mà không uống không đành. Ta uống một mình, ta cạn một mình, say chưa bén đài cô đơn cao chót vót, (cười buồn)
...
...
Cảnh Bến Sông- Phần 4
LIÊM - Nàng đã vì ta mà sa vào tay giặc, hận một nỗi thân mang trọng trách, không thể liều mình cùng lũ sói lang. Ta phải làm sao để tháo cũi sổ lồng ? Không để lụy cho thân bồ liễu ? Hỡi ơi thuở trời đất nổi cơn gió bụi, để khách má hồng phải nhiều nỗi truân chuyên, nàng Trinh ơi !
Chạnh thương nàng, mà bồi hồi trong tim.
Nàng như nắng ấm, như làn gió dịu êm.
Ai xui mình hạnh ngộ giữa điêu linh
Để tơ vương mà không dám trao tình ?
Một thân trai, tang bồng nặng gánh
Kiếm thép mài trăng, nỗi hờn căm buốt lạnh cả tâm hồn
...
...
TRINH - Đất nước còn, không còn em vẫn được,
Đất nước không – em có cũng bằng không ./.
...
...
*Sông Bồ khởi nguồn từ nhiều nhánh sông nhỏ hợp thành sông cái. Nhánh chính sông Bồ từ Lào chảy qua vùng Hồng Thái (A Lưới). Nhánh thứ hai chảy từ Hồng Kim (A Lưới) và nhánh thứ ba bắt nguồn từ Phong Mỹ (Phong Điền). Ba nhánh này gặp tại Phong Sơn và Bình Điền rồi chảy về hạ lưu qua các làng mạc thuộc ba huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Sông Bồ tiếp tục cuộc hành trình lãng mạn hẹn hò người tình Hương Giang ở ngã ba Sình rồi cùng nhau gắn kết thả hồn về phá Tam Giang ra đại dương. (Theo Lược Sử về Sông Bồ của Ngô Thiên Thu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét