Nước non ngàn dặm ra đi ...
Bước đi vào lòng muôn dân ...
Bước đi vào lòng muôn dân ...
HUẾ CÓ TỪ KHI MÔ
Không thể nói tới Huế mà không nói tới Thuận Hóa hay Phú Xuân. Cả ba cái tên này gắn bó với nhau như một thực thể bất phân ly, nên trước khi đi vào phần thảo luận, thiết tưởng cũng cần có đôi dòng về sự thành hình của Thuận Hóa và Phú Xuân để nắm vững rằng ta đang nói về cái gì và tại thời điểm nào.
Năm 1306, Công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và Rý làm sính lễ.
Năm 1307, vua Trần Anh Tông sai Đòan Nhữ Hài vào tiếp thu vùng đất mới,và đổi tên làm châu Thuận và châu Hóa.
...
...
Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân, hơi dịch về phía trái một chút, và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ (1774) về tay quân họ Trịnh do Hòang Ngũ Phúc chỉ huy.
...
...
Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khóat lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân, hơi dịch về phía trái một chút, và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ (1774) về tay quân họ Trịnh do Hòang Ngũ Phúc chỉ huy.
Năm 1802, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã “đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư” (Đại Nam Nhất Thống Chí, Kinh sư).
...
...
“Huế” từ mô ra ?
...
“Huế” từ mô ra ?
Trong khi đi tìm giải đáp cho câu hỏi: Huế” từ mô ra? tôi nhận thấy có mấy điểm đặc biệt sau đây, mà hầu như chưa có ai quan tâm đề cập:
1)Thứ nhất, trong nguồn sử liệu Việt Nam, không thấy có tài liệu nào nói tới chữ “Huế” . Tại sao?
...
...
Theo ý tôi:Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Ví dụ làng Lại Ân và làng Sình ở Huế là một. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đại Nam Nhất Thống Chí (Kinh sư-Thừa Thiên Phủ) không biết tới cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba, và cửa Ngăn; còn dân Huế thì không quan tâm tới cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Thể Nhơn, mà chỉ quen thuộc với cửa ThượngTừ, cửa Đông Ba và cửa Ngăn mà thôi. Đó là sự khác nhau giữa sách vở và thực tế. Và đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn, mặc dầu nó vẫn hiện hữu.
...
...
Theo ý tôi:Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Ví dụ làng Lại Ân và làng Sình ở Huế là một. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đại Nam Nhất Thống Chí (Kinh sư-Thừa Thiên Phủ) không biết tới cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba, và cửa Ngăn; còn dân Huế thì không quan tâm tới cửa Đông Nam, cửa Chính Đông và cửa Thể Nhơn, mà chỉ quen thuộc với cửa ThượngTừ, cửa Đông Ba và cửa Ngăn mà thôi. Đó là sự khác nhau giữa sách vở và thực tế. Và đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn, mặc dầu nó vẫn hiện hữu.
2) Thứ hai, hầu như chỉ có thể tìm thấy dấu vết của Huế trong tài liệu của Tây Phương. Tại sao?
...
...
Theo thiển ý, nguyên nhân là thế này: buổi đầu, khi mới đặt chân lên một địa phương lạ, người Tây phương, trước nhất là các nhà truyền giáo, thường hỏi dân địa phương để biết nơi đó gọi là gì. Câu trả lời của dân sở tại thường là cái tên thông tục, chứ ít khi là cái tên chính thức của nhà nước. Người Tây phương sẽ ghi lại theo cách nghe, cách hiểu và cách viết của nước họ. Những cái tên ban đầu ấy sẽ phát triển dần dần theo cách riêng cho đến khi định hình hẳn. Bản đối chiếu mà tôi cung cấp tạm thời ở trên về ba địa danh Huế, Faifo, Tourane là một ví dụ.
...
...
Theo thiển ý, nguyên nhân là thế này: buổi đầu, khi mới đặt chân lên một địa phương lạ, người Tây phương, trước nhất là các nhà truyền giáo, thường hỏi dân địa phương để biết nơi đó gọi là gì. Câu trả lời của dân sở tại thường là cái tên thông tục, chứ ít khi là cái tên chính thức của nhà nước. Người Tây phương sẽ ghi lại theo cách nghe, cách hiểu và cách viết của nước họ. Những cái tên ban đầu ấy sẽ phát triển dần dần theo cách riêng cho đến khi định hình hẳn. Bản đối chiếu mà tôi cung cấp tạm thời ở trên về ba địa danh Huế, Faifo, Tourane là một ví dụ.
3) Thứ quốc ngữ thời A. de Rhodes là lọai quốc ngữ chưa định hình.
Điều này là một sự thật hiển nhiên khi đọc những tác phẩm viết bằng quốc ngữ của A. de Rhode. Khi viết, dĩ nhiên phải dựa trên một nguyên tắc nào đó mới viết được, nhưng nguyên tắc này vào buổi sơ khai, khá lỏng lẻo, khá du di. Điều này dẫn đến sự bất nhất trong cách viết của cùng một chữ; ví dụ cách viết các địa danh trên bản đồ và trong tự điển, có khi không giống nhau, dù cùng một tay của A. de Rhodes mà ra. Trong bản đồ Đàng Trong và Đàng Ngòai xuất bản năm 1653. cái tên Thuận Hóa được ghi là Thoanoa, trong khi tự điển ghi là thŏân hŏá; hoặc bản đồ ghi Haifo nhưng tự điển ghi là hǒài phố, faifo,v.v. Do đó, kết luận của Cadière, như đã dẫn ở trên, không lấy chi làm thuyết phục lắm.
Những suy nghĩ tại các điểm 1); 2); và 3) nêu trên dẫn tôi đi đến chỗ
4) Tôi nghĩ rằng Kehue là Kẻ Huế. Huế là từ Kẻ Huế/Kẻ Hóa mà ra.
Từ cầu Bạch Hổ đi lên chợ Kim Long là vùng đất của hai xã Vạn Xuân và Kim Long. Con sông đào -- trên đó cầu Bạch Hổ vắt qua để dẫn đến Vạn Xuân, Kim Long -- nối liền sông Hương ở phía nam và Hộ Thành hà ở phía bắc, có tục danh là sông Kẻ Vạn. Từ cửa Hữu đi ra, băng qua đường An Hòa (tức một đọan của QL1 cũ), khách sẽ qua bến đò Kẻ Vạn, chợ Kẻ Vạn, rồi nhà thờ Kẻ Vạn.
Khi đã có Kẻ Vạn ở Vạn Xuân, tại sao lại chối bỏ Kẻ Huế ở Kim Long, khi A. de Rhode đã ghi rõ ràng rằng “cái thành phố mà chúa lập dinh gọi là Kẻ Huế “ ?
Tác giả Nguyễn hy Vọng đã ghi nhận, “Như vậy là hóa, huế, hai âm này đã có, đã nói, đã gọi như thế, đã viết khác và đọc khác từ trước, đương nhiên là trước cả năm 1651 nữa.”
.
Sự hiện hữu của hai âm hóa, huế về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép ta nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (kiểu như Vạn Xuân với Kẻ Vạn vậy), tùy theo cách gọi của dân chúng.
.
Sự hiện hữu của hai âm hóa, huế về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép ta nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (kiểu như Vạn Xuân với Kẻ Vạn vậy), tùy theo cách gọi của dân chúng.
Vì là cái tên thông tục nên sử sách chẳng ghi nhận làm gì, nhưng với người ngọai quốc, nhất là các nhà truyền giáo thì khác. Vùng này thì hẳn A. de Rhodes không lạ lùng gì, vì là đất của bổn đạo. Khi trở lại Đàng Trong lần thứ hai, mặc dầu đã đến nơi và biết rõ chúa Nguyễn lập phủ ở Kim Long nhưng A.de Rhodes lại không đã động gì tới cái tên Kim Long, chỉ ghi nhận cái địa danh Kẻ Huế. Vì sao? Vì Kim Long là cái tên chính thức, xa lạ, còn Kẻ Huế mới là cái tên quen thuộc, là nơi trước kia bổn đạo của ông đã ở nhưng nay phải thiên di chỗ khác cho chúa lập phủ. Đó là nguyên nhân khiến Kẻ Huế hay Kẻ Hóa không còn tồn tại như Kẻ Vạn, nhưng tồn tại trong lòng con chiên, và tồn tại trong hồi ký của A, de Rhodes.
Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ XVIII, theo cách của Pháp, là Hué.
Trong khi cái tên này ngày càng phổ biến trong giới người Âu thì Việt Nam theo tiến trình ngược lại. Lúc chúa Nguyễn chưa lập phủ thì nó là Kẻ Huế/Kẻ Hóa, khi lập phủ thì cái tên dân giả này mất đi, sử sách chỉ biết có Kim Long. Sau đó thì qua giai đọan Phú Xuân. Cái tên Phú Xuân được chính thức công nhận nhưng người Âu không cần biết tới, vì Phú Xuân và Kẻ Huế/Kẻ Hóa ở gần nhau, họ đã quen tên cũ, vậy thì cứ thế mà dùng, không cần phân biệt.
Cho tới nửa sau thế kỷ XIX, khi chủ quyền dần dần mất đi, ảnh hưởng của kẻ mạnh ngày càng lấn tới, để rồi Phú Xuân, Kinh đô, cùng theo chân như kiểu Hội An, Đà Nẵng, dần dần bị nhạt nhòa, quên lãng, nhường chỗ cho Huế, Faifo, Tourane, trở thành hiện thực, xuất hiện hàng ngày trên lời nói, trên giấy tờ, trên sử sách, một cách quen thuộc và được chấp nhận một cách tự nhiên.
Dẫu cho con đường của “Huế’ đi có quanh co, gián đọan, nhưng “Huế” vẫn từ Huế mà ra, và đã trở về vĩnh viễn với Huế.
Theo Võ Hương An
________________________________________
________________________________________
[1] Léopold Cadìere (1869-1955), giáo sĩ thuộc Hội Truyền giáo Ngọai quốc Paris (Misssions Etrangères de Paris) , đến VN năm 1892, cha xứ họ đạo Di Loan, Quảng Trị, tục gọi là Cha Cả. Năm 1913, ông lập Association des Amis de Vieux Huế (thường gọi là Hội Đô thành Hiếu cổ), và là người chủ trương tập san BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Hue) từ khi ra đời cho đến khi đình bản (1914-1944). BAVH là một gia tài văn-sử-địa quí hiếm của Huế nói riêng và VN nói chung.
(Trích đoạn "Huế có từ khi mô" của VÕ HƯƠNG AN đăng trên
http://khamphahue.com.vn/vanhoa-dulich-Hue/-hue-co-tu-khi-mo.)
http://khamphahue.com.vn/vanhoa-dulich-Hue/-hue-co-tu-khi-mo.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét