Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

MÙ U THƯƠNG NHỚ

“ Bướm vàng đậu trái Mù u,
Lấy chồng càng sớm, lời ru thêm buồn?"... Ca dao
MÙ U THƯƠNG NHỚ
Cây mù u ra sao mà thấy ca dao, thơ văn, bài hát…đề cập nhiều đến thế!
Ca từ bài “ Sao em vội lấy chồng” của nhạc sĩ Trần Tiến có câu “ bướm vàng đã đậu trái mù u rồi...”.
...
...
Nào là Xóm Giồng Mù u, Cầu Mù u, Đường Mù u, Lý Mù u Nghệ An; các truyện ngắn gắn với từ mù u như câu chuyện cái gáo múc mắm bằng quả mù u của nhà văn Nguyễn Quang Sáng hay chuyện Cô Ba Mù U; hoặc Cà phê Bà Năm Mù U ( gần Lăng Cha Cả xưa). Cứ tưởng rằng dầu mù u là chuyện quá khứ nào ngờ hiện nay vùng Bến Tre có xí nghiệp sản xuất dầu mù u bán cho nước ngoài nữa...
Tại thành phố Đà Nẵng , huyện Hòa Vang... và các huyện dọc miền duyên hải tỉnh Quảng Nam trước đây có rất nhiều cây mù u.
Con đường quốc lộ thời Pháp thuộc nối Cẩm Lệ với Miếu Bông cũng có nhiều hàng mù u. Rồi trong vườn rậm rạp các đình miếu hoặc những nơi hoang tàn thời chiến tranh mù u cũng mọc nhiều .Với bóng lá to , cành dày, khách bộ hành thường dừng lại nghỉ chân vào buổi trưa những ngày trời “nam” nóng. Các em bé ngày xưa thường dùng một xu đồng rồi dùng lá mù u để tạo nên những đồng tiền lá chơi trò “ bán buôn”. Trái mù u già được bọn trẻ xén lát xỏ dây làm “ tim” đèn thắp chơi. Những bác thợ cày ngắm nghía các cành cây già vặn vẹo để tìm một cái ách trâu, ách bò.
...
...
Tích xưa được đồn đại ở Huế cũng như tại vùng đất nầy là những trận đánh Pháp hoặc đánh nhau gọi là “ trận mù u”... Khi phe địch đến, quân phục kích nhào ra đâm chém những người bị “ trượt chân té” vì đạp nhầm trái mù u tròn...
...
Khi tây thực dân Camille Paris làm “ quan giây thép gió” dựng trụ điện tín từ Huế đến Phan Rang, anh ta có xuất bản cuốn Voyage d’exploration de Huế au Cochinchine par la route mandarine ( Du hành khám phá từ Huế đến Nam Kỳ qua đường thiên lý) , xuất bản tại Paris năm 1889. Camille có kể lại nhiều chuyện mắt thấy tai nghe.
Vùng Thừa Lưu “ Cái sân mà chúng tôi sắp qua đêm được bao quanh bắng những cây có tàng lá dày, nhựa cây dồi dào mang những quả chứa dầu hình cầu tròn, to bằng hạt dẻ. Dưới gốc các cây gọi là mù u ấy có các loại xương rồng….”
Vào thời ấy Tourane ( Đà Nẵng) theo ông đây là vùng đất chưa được khai phá…Con “đường thẳng tới Tourane từ Cam-lé ( Cẩm Lệ) là con đường mòn ghi trên bản đồ của tôi” là một vùng đất đầy bất trắc ( accidenté) khi thì ruộng, khi thì các gò cỏ .
“ Đường thiên lý đi qua sau lưng Tourane ( passant derrière) sẽ trực tiếp dẫn đến Đong-al ( Đông Anh? Đồng An??) và cho Cong ( Chợ Cống??), làng Tan-ké ( Thanh Khê)”…
“ Con đường từ Thanh Khê đến Cẩm Lệ thật đẹp, được viền bằng những cây muu, đường rộng tám mét. Con sông (rộng) 400 mét từ bến đò”.
...
...
Con đường thiên lý có lẽ đã hình thành từ thời các vương triều Champa trước thế kỷ 14. Các đạo binh Nam chinh của nhà Lý, nhà Lê, nhà Trần, nhà Hồ…chắc đã qua lại nơi nầy. Vào thời Tiền Nguyễn, thế kỷ 17 các nhà du hành ngoại quốc Âu Châu hoặc Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã đi trên con lộ trên . Cứ đọc Hải ngoại Ký sự của Hòa thượng Thích Đại Sán hay Nho sĩ Chu Thuấn Thủy cũng có thể hình dung. Thời Tây Sơn nổi loạn chống triều đình, Lê quý Đôn cũng có mô tả các trạm quán. Khi thống nhất được đất nước, vua Gia Long đã cho tu sửa và thiết lập các dịch trạm, chính xác là năm 1804, năm thứ ba triều đại Gia Long, vua cho xây nhà trạm bằng gạch và vây quanh bằng tường đá. Ngài lập một cơ quan đặc biệt chuyên lo chuyện nầy. Vào năm 1809, đường từ Huế đến đèo Hải Vân là 111 lý, được trùng tu. Một “ lý” theo từ điển Génibrel là 888 mét. Đường rộng 3 trượng. Mỗi trượng là 4 mét tức 12 mét.
Đồng thời vua ra lệnh trồng cây mù u hai bên đường. Tên chữ của loại cây nầy là Nam Mai mộc.
Ngoài việc che nắng mưa nhờ lá tương đối to, dày giúp khách bộ hành có chỗ núp nắng, mưa. Gỗ cây dùng làm mái chèo và các thanh ngang trong ghe thuyền. Cây mù u còn cho một loại tinh dầu rất quý dùng để chữa trị ghẻ lở ngoài da rất phổ biến nơi người dân . ( trang 23)
...
...
“ Có người cho rằng tên Nam mai do vua Gia Long đặt thay cho tên Mù u khi chúng được nhà vua lệnh cho trồng nhiều ở Huế để nhớ những năm thánh bôn ba ở miền Nam cũng như công dụng của nhựa trái và gỗ của loại cây nầy”.
...
...
Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng.
(Trích trong bài "MÙ U ƠI, HỠI MÙ U! MÙ U THƯƠNG NHỚ!" của Lm Antôn Nguyễn Trường Thăng đăng trên https://antontruongthang.com/lịch-sử/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét