Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Từng có cuộc thi sắc đẹp Thượng Đà Lạt...

Từng có cuộc thi sắc đẹp Thượng Đà Lạt...
THIẾU NỮ K'HO (CƠ-HO)
...
Như để minh chứng thêm, ông cho chúng tôi xem tấm bưu thiếp giống hệt bưu thiếp kể trên nhưng có ghi kèm dòng chữ “Concours de la beauté moie Da Lat” (cuộc thi sắc đẹp Thượng Đà Lạt). Ngoài ra còn có một tấm ảnh khác cũng chụp “khán đài” này nhưng có tới 50 thí sinh xếp thành 2 hàng; dưới tấm hình ghi “Da Lat - Concours de la beauté” (Da Lat- cuộc thi sắc đẹp). Ông Vũ nói đa số các bức hình về Đà Lạt xưa mà ông sưu tầm được là do người Pháp chụp. Từ năm 1920 đã bắt đầu hình thành du lịch của người Pháp ở Đông Dương, trong đó Đà Lạt được xem như là một điểm du lịch hấp dẫn. Nhiều người đến tham quan, chụp ảnh và theo hồi tưởng của những người châu Âu về những ngày tháng sống ở Đà Lạt, phụ nữ Thượng có vẻ đẹp thuần khiết như tạc tượng.
...
Nguồn tư liệu ảnh ở trong nước về đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên thuở sơ khai là rất ít ỏi nên ông cất công tìm kiếm ở nước ngoài. Thông thường người ta đi du lịch nước ngoài để viếng cảnh đẹp, thưởng thức món ngon vật lạ còn ông thì chúi mũi trong các thư viện, tiệm sách cũ hoặc giao lưu với những người cùng sở thích để trao đổi thông tin, sưu tầm hình ảnh. Nhờ vậy ông tìm được khá nhiều hình ảnh, bưu thiếp quý hiếm ở Pháp, Mỹ… về Tây Nguyên xưa, đặc biệt là những cộng đồng người Cil, Lạch (dân tộc K’Ho) ở Đà Lạt - Lâm Đồng.
...
Trong kho hình ảnh còn có nhiều bức sơn nữ tắm suối, dạo bước trong rừng thông, vui đùa bên nai rừng, đeo gùi lên rẫy, mang vác các dụng cụ săn bắt… Bức nào sơn nữ cũng để ngực trần phô làn da nâu mịn màng, săn chắc, chiếc eo thon… trông thật hồn nhiên. Không chỉ sơn nữ mà trước kia hầu hết phụ nữ ở đây đều để ngực trần. Lý giải điều này, già Klong Ha Sang (thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, vùng giáp ranh với Đà Lạt) nói để ngực trần là tập tục lâu đời trong sinh hoạt hàng ngày của người thiểu số Tây Nguyên.
Các già làng kể trước kia những loài thú dữ như sói, cọp… thường quanh quẩn quanh làng. Sau nhiều lần giáp mặt, nhận thấy chúng rất sợ phụ nữ để ngực trần và đeo nhiều dây cườm, do đó mỗi khi đi rừng, đi rẫy, để phòng thú dữ, phụ nữ thường đi trước với bộ ngực trần, còn nam giới đi sau mang theo giáo mác, xà gạc… Có lẽ vì ảnh hưởng của tục này mà ngày nay ở đây người vợ luôn đi trước chồng.
Còn theo các nhà dân tộc học, tục để ngực trần có thể xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ “tốt khoe, xấu che” và ý niệm về phồn thực, sự sinh sôi, nảy nở sung túc, tốt tươi của đồng bào thiểu số. Theo Kiến trúc sư Trần Công Hòa, hơn 50 năm trước, ông vẫn thấy nhiều phụ nữ dân tộc K’ho để ngực trần gùi than củi, lương thực ra chợ Đà Lạt bán.
(Trích trong "Theo dấu xưa chuyện cũ: Cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở Đà Lạt" của Lâm Vũ đăng trên http://thanhnien.vn/van-hoa/)
*(Ảnh do ông Ngô Quang Vũ sưu tầm và cung cấp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét