Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Đà Lạt ngày tháng cũ... BỘ TỘC LẠCH & CHILL

Đà Lạt ngày tháng cũ...
BỘ TỘC LẠCH & CHILL
Trước kia vùng thung lũng mà nay là hồ Xuân Hương, là nơi cư trú của người Lạch, vùng gần Cam Ly là địa bàn của bộ tộc Chill. Sau những người dân thiểu số này lui dần ra ngoại vi thành phố. Người Lạch rút về ở xã Lát, dưới chân núi Lang Biang. Người Chill ở rải rác quanh Đà Lạt, Tà Nung, Đức Trọng. Chill có tập quán du canh, du cư, phát rừng, làm rẫy. Lạch có nghĩa là đồi cỏ, là rừng thưa hay trảng cỏ.
Hai bộ tộc Lạch, Chill thuộc dân tộc K'Ho có quan hệ gần gũi về chủng tộc và văn hóa nên họ có những tập tục giống nhau:
- Về lịch sử, họ có một vị anh hùng là tù trưởng Yagut đã từng lãnh đạo các bộ tộc chống ngoại xâm.
...
- Người Chill và Lạch theo chế độ mẫu hệ và một vợ, một chồng. Họ cũng được phép đa thê nhưng rất hiếm, chỉ xảy ra trong các gia đình giàu có hay trưởng buôn. Hôn nhân giữa các thành viên trong cùng một dòng họ bị coi là loạn luân và cấm triệt để. Con gái lớn lên phải đi cưới chồng. Trong lễ cưới, nhà gái phải nộp một số tài sản cho nhà trai để “bắt” chồng.
- Đại gia đình người Lạch rất thương yêu, chăm sóc trẻ em. Con gái được chuộng hơn con trai vì nhờ con gái về sau sẽ có thêm chàng rể, tăng thêm người lao động trong gia đình. Trẻ em được giáo dục về sự đối xử với cha mẹ, các thành viên trong gia đình và phong tục buôn làng, chuẩn bị cho các em trở thành người lớn. Con trai được dạy về nghề nông, săn bắn, bắt cá, trong khi con gái học những công việc hằng ngày của người phụ nữ như nấu ăn, dệt thổ cẩm và chăm sóc các em nhỏ.
- Về y phục, trước kia đàn ông đóng khố, phụ nữ chỉ mặc độc nhất chiếc “sa rông” là một loại váy làm bằng một mảnh vải quấn ngang thắt lưng. Thân thể họ nâu sậm, đầy sinh lực vì thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nắng gió, với thiên nhiên. Chỉ những lúc trời thật lạnh họ mới cần đến một tấm chăn khoác.
...
- Người Lạch rất trung thực, chất phác, giữ lời hứa, dũng cảm và hiếu khách. Khi khách đến làng, họ mang chuối, cơm, gà, trứng... đãi khách. Trưởng buôn đem ra một ché rượu, cắm một chiếc cần và mời khách uống. Chiếc cần được chuyền cho từ người này đến người khác. Trưởng buôn đôi lúc đổ thêm nước vào ché rượu, rượu ngày càng nhạt dần.
...
(Trích đoạn theo "“ĐÀ LẠT NGÀY THÁNG CŨ” của Soạn giả: LS. Ngô Tằng Giao đăng trên http://www.dalatdauyeu.org/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét