Đà Lạt, đã từng là thủ phủ của “Hoàng triều cương thổ"...
MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN TẠI ĐÀ LẠT
Tài liệu Hán Nôm được sản sinh dưới triều Nguyễn bao gồm châu bản, mộc bản, địa bạ, các sách chính văn, chính sử, địa chí, thực lục... Sau sự cáo chung của triều Nguyễn, chữ Hán - Nôm không được sử dụng rộng rãi nữa thì những tài liệu này cũng bị lãng quên.
Tuy nhiên vào năm 1960, những tài liệu Hán Nôm, mộc bản quý hiếm này đã được chuyển từ Cố đô Huế về Ðà Lạt - Kinh đô Hoàng Triều cương thổ. Trải qua nhiều biến cố lịch sử nhưng tư liệu mà kho tài liệu này để lại vẫn rất có giá trị.
Ngày nay trong hệ thống Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam có nhiều loại hình tài liệu đang được bảo quản như: Tài liệu bằng gỗ - tài liệu mộc bản, tài liệu hành chính (giấy), tài liệu phim ảnh, tài liệu ghi hình, tài liệu ghi âm... Trong đó khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn là loại hình tài liệu đặc biệt, được hình thành trong quá trình in ấn phổ biến các điều luật, công bố, lưu truyền các công danh của vương triều Nguyễn và ghi chép các biến cố lịch sử của xã hội đương thời.
...
Châu bản triều Nguyễn là tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý nhà nước của triều Nguyễn (1802-1845). Bao gồm văn bản do các hoàng đế ban hành, văn bản do các cơ quan trong các hệ thống chính quyền đệ trình lên hoàng đế phê duyệt bằng mực son và một số văn kiện ngoại giao; được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2014. Châu bản triều Nguyễn hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Mộc bản triều Nguyễn là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in thành sách, dùng phổ biến tại Việt Nam qua các triều đại. Hiện, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đang bảo quản 34.619 tấm Mộc bản, với 55.320 mặt khắc, thuộc 152 đầu sách, phản ánh lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến triều Nguyễn. Khối tài liệu đặc biệt quý hiếm này được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới năm 2009.
Trong khối tài liệu Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn còn có những tư liệu quý, khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
(Theo "Triển lãm Di sản tư liệu thế giới Châu bản và Mộc bản tại Đà Lạt" của Mai Văn Bảo đăng trên http://www.nhandan.com.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét