Bóng thời gian...
ĐÀ LẠT MỘT THỜI HƯƠNG XA
Có một Đà Lạt xưa cũ phủ đầy bụi thời gian đã dần được hé mở. Phía dưới lớp bụi mờ đó đã từng in những dấu chân phong trần của tao nhân mặc khách như: Nhất Linh, Hoàng Nguyên, Nguyễn Bạt Tụy, Phạm Duy, Phạm Công Thiện, Lê Uyên Phương, Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Linda Lê ...
Đà Lạt được kiến tạo từ những cuộc du hành văn hóa trong quá khứ. Đà Lạt từng là không gian văn hóa đô thị có sức hấp dẫn riêng, nơi gặp gỡ của những khát vọng tri thức lớn, điểm đến của những hành trình sáng tạo đầy lý tưởng.
Tất cả đặc biệt cô đọng trong giai đoạn hai mươi năm mà Nguyễn Vĩnh Nguyên, tác giả cuốn sách này chọn khảo sát - một quá khứ gần - nhưng dường như đang đứng trước nguy cơ bị phủ lấp, xóa nhòa bởi bụi thời gian…
...
...
"Phạm Duy nói đại ý rằng, ông thấy ở Đà Lạt một đời sống châu Âu ngay trên đất nước mình. Trong khoảng đầu thập niên 1960, những chàng trai tuổi đôi mươi như: Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Phạm Công Thiện... chọn Đà Lạt để sống những tháng ngày “thơ mộng và giang hồ”, suy tưởng và băn khoăn.
Trông ảnh tư liệu, bộ dạng họ đôi khi như thể “nhập vai” những Albert Camus, Jean-Paul Sartre hay các văn sĩ Thế hệ Bỏ đi (Lost Generation) Mỹ từng ngang dọc ở Paris những năm tuổi trẻ. Đà Lạt là giấc mộng Paris, là khát khao đón “gió thổi đồi Tây” của nhiều trí thức, nghệ sĩ theo đuổi “hương xa” trong tâm thức dĩ Âu vi trung (lấy châu Âu làm trung tâm)... thời hậu thuộc địa."
Phạm Duy và Lệ Lan, mối tình làm nên cảm hứng của bản Cỏ Hồng.
Lê Uyên – Phương, đôi uyên ương nghệ sĩ Đà Lạt rất nổi tiếng trong giai đoạn cuối thập niên 1960, đầu 1970.
"Những ai mê nhạc ở miền Nam trước năm 1975 hẳn không thể quên hiện tượng thành công khá nhanh chóng của ca sĩ Thanh Tuyền. Sinh năm 1949, cô gái người Đà Lạt (tên thật Phạm Như Mai) được trời phú cho giọng ca trong trẻo rất đặc biệt, ví như “một dòng suối trong Đà Lạt”
"Ngoài Thanh Tuyền và Tuấn Ngọc, nhiều người cũng biết Khánh Ly từng trốn mẹ đón chuyến xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham gia cuộc thi hát ở Đài Pháp Á tại rạp Norodom. Nhưng Khánh Ly trở lại với không gian phòng trà Đà Lạt một thời gian dài vì tình yêu với thành phố này và vì điều kiện riêng tư, cho đến khi cô rời xa được đô thị nhỏ bé trên cao nguyên để về Sài Gòn thì đã chín muồi điều kiện để trở thành một hiện tượng.'
...
...
(Trích theo "Bới bụi tìm lại 'Đà Lạt một thời hương xa'' của Tiểu Vũ đăng trên http://motthegioi.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét