Trên đường vào buôn Trấp...
TRẠI PHONG Ở EA NA
Lúc mới mắc phải bệnh phong, căn bệnh từng được xem là một trong “tứ chứng nan y”, nhiều bệnh nhân tưởng chừng không vượt qua được định kiến, mặc cảm. Thế nhưng, nhờ có những người thầy thuốc luôn âm thầm đồng hành, họ đã được chữa lành bệnh và tiếp thêm sức mạnh tinh thần.
Trên những chiếc ghế đá trong khuôn viên của khoa Điều trị phong Ea Na (thuộc Trung tâm Da liễu tỉnh, nằm tại buôn Tuôr A, xã Đray Sáp, huyện Krông Ana), những cụ già vừa thư thái tắm nắng mai, vừa rôm rả chuyện trò. Nhìn cuộc sống an yên ấy, ít ai biết được rằng, mỗi người trong số họ đều từng trải qua nỗi đau đớn cả về thể xác và tinh thần.
Bệnh phong - căn bệnh đã làm cho cơ thể của 78 bệnh nhân đang sống tại đây bị “ăn mòn” không còn nguyên vẹn, lành lặn, khiến họ dường như bị mất niềm tin khi không còn khả năng lao động để nuôi sống bản thân. Thế nhưng, cuộc sống của những con người ấy đâu chỉ bị bệnh tật hành hạ mà còn chịu biết bao cay đắng, bởi nỗi mặc cảm bệnh tật, bị người thân xa lánh. Nhớ lại thời gian cơ cực ấy, bà H’Nan Byă, người có gần 40 năm gắn bó với khoa Điều trị phong Ea Na kể: “Khi biết tôi bị bệnh, xung quanh đều tỏ ra ghê sợ, đi đến đâu tôi cũng bị xua đuổi. Ngay cả những người thân, tuy không nói ra nhưng thực lòng cũng chẳng muốn ở cùng tôi. Sau đó tôi được đưa đến đây điều trị, được các bác sĩ chăm sóc rất chu đáo, bệnh tình của tôi rồi cũng khỏi hẳn. Tuy bàn chân không còn lành lặn, bệnh phong không còn bị mọi người xa lánh nữa nhưng nhớ lại lúc mới bị bệnh, tôi luôn cảm kích tấm lòng của các y bác sĩ”.
(Trích trong "VĨ THANH HẠNH PHÚC" của Khánh Duy đăng trênhttp://www.baodaklak.vn/)
...
Mặc dù rất bận rộn vào những ngày cuối năm ... nữ tu y-tá Maria Madalena Trần Thị Thu Tâm, dòng Nữ Vương Hòa Bình, cũng cố gắng tổ chức lễ mừng thượng thọ cho các cụ ông, cụ bà không lành lặn cơ thể đang sống tại trại phong Eana - BMT. Điều mà các bệnh nhân phong không bao giờ nghĩ đến, không bao giờ dám mơ ước! Bởi họ là những con người bất hạnh, mang trong cơ thể căn bệnh bị người đời kỳ thị. Với những vết thương lở loét, thịt thối rữa, những ngón tay rụng dần, những bàn chân không lành lặn, hoặc gương mặt không đủ giác quan … căn bệnh quái ác đã khiến người đời xa lánh họ, họ sống trong cô đơn, tủi nhục, bị mất nhân phẩm. Nhiều lúc họ chỉ mong chết vì bất mãn cuộc đời... Nhìn những gương mặt già nua xấu xí với cái mũi không còn nguyên vẹn do vi khuẩn hansen gặm nhấm dần trơ hốc mũi, hốc mắt đã làm cho khách cảm thấy rờn rợn khi đến gần.
Nhưng từ ngày có các nữ tu dòng Nữ Vương Hòa Bình đến ở bên họ, hằng ngày băng bó vết thương, tận tâm chăm sóc, đút từng muỗng cơm cho những người bệnh cô đơn, vỗ về an ủi họ với trái tim nhân ái, nên họ cảm thấy vui sống. Con cái của họ được các xơ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục nhân bản... Các xơ cũng xây dựng những nhà may, nơi chăn nuôi heo, gà, vịt, trồng rau củ, quả ... hướng dẫn họ làm việc để có thu nhập hằng tháng và để họ không còn mặc cảm tàn phế. Các xơ còn quan tâm đến việc xây phòng học, nhà trẻ dạy văn hóa cho các con em bệnh nhân. Phụ huynh không phải bận tâm lo lắng về con cái. Phần họ, họ hiểu rằng nếu có chết, cũng được chết trong bình an, và thi thể của họ cũng được các xơ tôn trọng chôn cất tử tế. Vì họ đã chứng kiến những người trong số họ qua đời được các xơ lo liệu cái chết “đẹp”’như thiên thần.
(Trích trong "Nữ tu y tá trại phong Eana" của Anh Thư đăng trênhttp://gpbanmethuot.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét