Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

ẦU Ơ...CỌN NƯỚC

Ngạn ngữ Thái có câu “Xá ăn theo lửa. Thái ăn theo nước. H’Mông ăn theo sương mù”...
ẦU Ơ...CỌN NƯỚC
...
Chiếc cọn nước bền bỉ và nhẫn nại, nhẩn nha từng vòng, chậm chạp, và đều đặn đổ từng vốc nước xuống cái máng đã đứng sẵn đó. Cái "quy trình khép kín" ấy, dưới cái ngơ ngác của một kẻ miền xuôi như tôi, thật đáng để khâm phục! Xung quanh, ruộng lúa xanh rì đang vào con gái, thơm thơm như mùi thiếu nữ… Xa xa, những vạt cọ đang thay lá non, xanh mỡ màng. Con suối nằm lặng như ngủ, dù mỗi lần chiếc bánh xe nước chao xuống, lấy đi một vốc nước, mặt suối vẫn gần như phẳng lặng… Giữa chốn thanh bình ấy, chiếc cọn nước giống như một anh trai làng, đang chuyên tâm làm công việc của mình…
Những chuyến đi sau này của tôi, tôi gặp nhiều những cọn nước khác, ở nhiều vùng khác nhau. Về hình dáng, chỗ đứng của nó có thể thay đổi, nhưng bản chất muôn đời của nó thì vẫn thế, vẫn lặng lẽ đứng ở một góc suối, giữa một vùng thung lũng mênh mang rộng, và rì rầm những vòng quay miết mải muôn đời…
...
Câu ngạn ngữ của người Thái: "Xá ăn theo lửa; Thái ăn theo nước; Mông ăn theo sương mù" không chỉ cô đọng về nơi lạc nghiệp theo độ cao, tập quán sản xuất, sinh hoạt mà còn khái quát cả cội nguồn văn hóa. Người Thái, người Mường, người Dao làm ruộng trong các thung lũng, các vùng lòng chảo. Theo sách dã sử và truyền thuyết của người Thái, tổ tiên của người Thái là Lạng Chương chật vật lắm mới thắng được người Xá.
Truyền rằng, trong cuộc đấu tranh giành phần đất tốt, quân Xá (quân Nam Á) có tên đồng sắc nhọn. Người Thái chỉ có tên tre. Vị thủ lĩnh thông minh Lạng Chương mới lập kế tổ chức cuộc thi bắn tên vào đá. Tên của người Xá bằng đồng, gặp đá bật ra. Lạng Chương sai quân nạp sáp ong vào mũi tên tre, bắn vào đá dính như dính sáp. Người Xá thua, phải kéo nhau vào rừng sâu mà nhượng lại phần đất tốt cho người Thái. Có đất tốt, người Thái mở mang nền nông nghiệp, phát triển hệ thống thủy lợi "mương-phai-lái-lin" để lấy nước tưới tiêu. Trong ruộng, người Thái thả cá. Hết mùa, nước ruộng được tháo cạn cũng là lúc cá được thu hoạch. Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ, vừa xục đất cho lúa tốt… Sự cần cù và sáng tạo, để làm chủ hoàn cảnh sống của mình đã khiến chiếc cọn nước được ra đời, trở thành một sản phẩm đặc trưng cho nền canh tác lúa nước ở vùng cao, chủ yếu của bà con dân tộc vùng Đông Bắc và một phần không nhỏ của đồng bào Sơn La.
Chiếc cọn nước có lẽ đã gắn bó truyền đời với người vùng cao. Theo tập quán sản xuất, những ô ruộng của người miền núi có tính chất kế thừa giữa các đời, và đó là tài sản được tích lũy từ đời cha ông, theo những lần khai hoang, khẩn đất. Do đó, tính chất sản xuất nông nghiệp của người vùng núi, vì lẽ đó mà mang tính chất cá thể, mỗi một gia đình là một đơn vị sản xuất khép kín. Cho nên, việc tưới tiêu cho nông nghiệp cũng là công việc của mỗi gia đình. Mỗi nhà có một chiếc cọn nước, đặt ở khu ruộng của mình, tự mình trông coi việc dẫn nước về nhà.
...
(Trích theo " Ngẩn ngơ con nước" của Di Linh đăng trênhttp://antgct.cand.com.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét