Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

LỄ HẠ NÊU CỦA NGƯỜI MƯỜNG

Cứ mỗi độ xuân về, ngày 07/1 (âm lịch) hàng năm...
LỄ HẠ NÊU CỦA NGƯỜI MƯỜNG
Lễ Hạ nêu hay còn gọi là lễ Khai hạ, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Mường trong một năm. Để chuẩn bị cho ngày lễ này, đồng bào Mường thường chuẩn bị từ những ngày cuối cùng của năm trước.
Bắt đầu từ 25 tháng chạp, ngay tại đình làng, ông chủ đình sẽ làm lễ Hạp ấn, có ý nghĩa là đóng cửa rừng, chặt những cây nêu trồng trước sân đình và trước cửa nhà của mỗi gia đình. Sau đó mỗi gia đình thực hiện các phong tục như nướng heo, gói bánh… Từ mùng 1 đến mùng 7 Tết là khoảng thời gian mà người dân được vui xuân, nghỉ ngơi sau một năm làm việc. Và tới giữa đêm mùng 6, rạng sáng ngày mùng 7, ông chủ đình bắt đầu làm lễ động thổ với nghi thức cuốc đất đầu năm. Sau ba tiếng trống làm lễ động thổ thì mọi người trong làng đều đến sân đình, đánh cồng chiêng vui chơi và chuẩn bị làm lễ Hạ nêu. Đến 9 giờ sáng ngày mùng 7 thì làm lễ cúng Hạ nêu.
Lễ Hạ nêu bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra ngay tại đình làng, ông chủ đình sẽ làm lễ cúng thành hoàng làng bản thổ theo truyền thống và bản sắc văn hóa của dân tộc Mường với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân trong làng được bình an mạnh khỏe và một năm tốt đẹp. Tiếp đó là phần cầu mùa, ông chủ đình sẽ thay mặt toàn bộ người dân trong làng thực hiện các nghi lễ cúng các vị thần nông cùng các lễ vật được làm từ xôi, heo, gà… và các phần lễ cúng phải được đặt trên lá chuối xanh. Với lời khấn là thay mặt người nông dân xin các ông thần nông một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa, nước vào đầy ruộng, mọi vật sinh sôi, người người khỏe mạnh, xóm làng bình yên no ấm... Còn phần hội bắt đầu bằng nghi thức khi ông chủ đình sẽ ném trái còn đầu tiên rồi mọi người liền hào hứng tham gia các trò chơi. Phần hội chủ yếu là các trò chơi dân gian nhằm giữ gìn các nét đẹp dân tộc như đô vật, kéo co, ném còn, đập lu, nhảy bao bố, leo cột mỡ. Mỗi năm, hàng trăm nam thanh, nữ tú trong các bộ trang phục truyền thống ở các làng Mường trên địa bàn như: Mường Bi, An Phong, Thạch Yên… đều rất hồ hởi tham gia các trò chơi này.
...
(Trích theo "ĐẶC SẮC LỄ HẠ NÊU CỦA NGƯỜI MƯỜNG" của Hoàng Gia đăng trên http://baodaklak.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét