Xứ Thượng...
RỪNG CÂY BẾN NƯỚC BUÔN LÀNG…
Bến nước có trước, buôn làng có sau, được kiếm tìm chọn lựa trong quá trình thành lập làng, phải là nơi thuận lợi thoáng mát bóng cây xanh, không đổi thay dòng chảy và không bị ô nhiễm từ nguồn xa. Bến nước buôn làng nằm giữa rừng cây xanh đầy chim thú; rừng một bên, làng một bên trong mối quan hệ thân tình giữa người và thiên nhiên.
Rừng cây, chim thú luôn được tôn trọng giữ gìn, đã san sẻ đất đai cho con người mở mang buôn làng và nương rẫy. Qua từng mùa mưa nắng Tây Nguyên, nương rẫy, rừng cây, sông suối quanh năm hào phóng đem lại sự sống cho cộng đồng làng. Người người sống với nhau đầy tình yêu thương, đoàn kết, không ai tự ti, không ai tự cao, đẹp sao những khuôn mặt hồn hậu và chân thật trong ánh mắt nụ cười, từ trẻ thơ đến người già.
...
Tội lỗi lớn nhất ghi rõ trong luật tục Tây Nguyên, không phải cái tội làm cháy làng mà là cái tội làm cháy rừng, không gian sinh tồn và thiêng liêng của buôn làng, hình phạt nặng nhất dành cho kẻ gây ra là bị đuổi đi khỏi làng, không còn xứng đáng là người của làng, sống bơ vơ, đến bất cứ làng nào khác cũng không ai dung chứa…
...
Tội lỗi lớn nhất ghi rõ trong luật tục Tây Nguyên, không phải cái tội làm cháy làng mà là cái tội làm cháy rừng, không gian sinh tồn và thiêng liêng của buôn làng, hình phạt nặng nhất dành cho kẻ gây ra là bị đuổi đi khỏi làng, không còn xứng đáng là người của làng, sống bơ vơ, đến bất cứ làng nào khác cũng không ai dung chứa…
...
Buôn làng nào cũng mang trong lòng nội hàm văn hóa từ nhiều đời trong quan hệ ứng xử luôn thân tình trân trọng giữa người với người chung nguồn nước và người với thiên nhiên xanh vây quanh. Tên núi, tên sông, tên suối gần gũi hoặc tên người tài trí hiền lương có công lớn với cộng đồng được đặt tên cho buôn làng, thân thiết như hơi thở máu thịt, ai cũng mến thương, tự hào khi nhắc đến, ai cũng ngại làm điều sai trái mang tiếng xấu cho buôn làng mình, ai cũng cười chào như thân ái gây thêm niềm thiện cảm khi thấy khách lạ bước chân vào thăm bến nước buôn làng.
Buôn làng nào cũng mang trong lòng nội hàm văn hóa từ nhiều đời trong quan hệ ứng xử luôn thân tình trân trọng giữa người với người chung nguồn nước và người với thiên nhiên xanh vây quanh. Tên núi, tên sông, tên suối gần gũi hoặc tên người tài trí hiền lương có công lớn với cộng đồng được đặt tên cho buôn làng, thân thiết như hơi thở máu thịt, ai cũng mến thương, tự hào khi nhắc đến, ai cũng ngại làm điều sai trái mang tiếng xấu cho buôn làng mình, ai cũng cười chào như thân ái gây thêm niềm thiện cảm khi thấy khách lạ bước chân vào thăm bến nước buôn làng.
Một ngày đầu mùa nắng, tôi trở lại thăm buôn Đak Mơ bên sông Krông Ana, hai bên đường làng và hai bên sông nhiều năm qua không còn rừng, bến nước giờ vơi cạn lờ đờ trôi...
...
Rừng quanh buôn Đak Mơ đã tàn đến thế sao…, đến cây pơ lang cao tỏa bóng xuống bến nước trong xanh đầy đặn năm nào tôi đứng đợi con thuyền độc mộc đưa sang bên kia sông cũng không còn nữa… Mong sao, đó đây ở Tây Nguyên rừng sẽ còn giữ lại rừng bên bến nước buôn làng, để tiếng cồng chiêng luôn mãi ngân vang dài theo sông núi mang hồn người đồng cảm đồng điệu với thiên nhiên, thiêng liêng mà gần gũi thân thiết với dân làng…
Rừng quanh buôn Đak Mơ đã tàn đến thế sao…, đến cây pơ lang cao tỏa bóng xuống bến nước trong xanh đầy đặn năm nào tôi đứng đợi con thuyền độc mộc đưa sang bên kia sông cũng không còn nữa… Mong sao, đó đây ở Tây Nguyên rừng sẽ còn giữ lại rừng bên bến nước buôn làng, để tiếng cồng chiêng luôn mãi ngân vang dài theo sông núi mang hồn người đồng cảm đồng điệu với thiên nhiên, thiêng liêng mà gần gũi thân thiết với dân làng…
(Trích theo "Rừng cây bến nước buôn làng…" của Nguyễn Hoàng Thu đăng trên http://baogialai.com.vn/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét